Tin Kinh tế Thái Lan

0
77
TO GO WITH Thailand-China-unrest-tourism-economy,FOCUS by Preeti JHA Tourists walk along Khao San road, popular with many foreign visitors, in Bangkok on August 21, 2015. Busloads of visitors from China flocked to Bangkok's glittering Grand Palace on August 21 but, days after a bomb at another of the city's popular attractions killed five Chinese tourists, Thailand's biggest spending holidaymakers are rattled. AFP PHOTO / Christophe ARCHAMBAULT (Photo credit should read CHRISTOPHE ARCHAMBAULT/AFP/Getty Images)
(https://weecnetwork.org/)

1. Tổng doanh thu ngành du lịch Thái Lan năm 2021 ước đạt 625,7 tỷ baht, phần lớn là doanh thu ngành du lịch nội địa

Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) ước tính tổng doanh thu từ du lịch năm 2021 đạt 625,7 tỷ baht, phần lớn trong số đó (40,7 tỷ baht) từ ngành du lịch nội địa với dự kiến đạt 100 triệu lượt trong năm nay. Tổng lượng khách du lịch nước ngoài dự kiến đạt 1,2 triệu lượt với doanh thu khoảng 85 tỷ baht.

TAT cho biết khi tình hình Covid-19 ở nhiều quốc gia đang được cải thiện, sự cạnh tranh trên thị trường du lịch toàn cầu vào năm 2022 sẽ khốc liệt hơn. TAT dự báo kịch bản tốt nhất của ngành du lịch Thái Lan trong năm 2022 với doanh thu đạt 2 nghìn tỷ baht, bằng 2/3 doanh thu năm 2019. Để đạt được kịch bản tốt nhất, Thái Lan phải tiêm chủng cho tất cả các nhóm và kiểm soát các ca nhiễm mới vào đầu quý 4 năm nay, việc mở cửa cho khách du lịch nước ngoài không áp dụng cách ly phải triển khai từ tháng 10 và dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đi lại trong nước.

TAT lên kế hoạch tập trung thu hút khách du lịch “chất lượng cao” có sức mua cao để trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ du lịch“giá trị cao” tại Thái Lan. Trong khi đó, Chiang Mai đã sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế vào tháng 10, nhưng có cách tiếp cận khác với Phuket Sandbox, theo đó, khách du lịch sẽ được di chuyển trên các tuyến chỉ định thông qua các tour du lịch trọn gói. Trong khi Phuket mở cửa cho khách du lịch độc lập khi đạt tỷ lệ tiêm chủng hơn 70%, Chiang Mai vẫn đang chờ phân bổ vắc-xin Covid-19.

2. Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) bày tỏ quan ngại về việc các doanh nghiệp đóng cửa và sa thải lao động do đợt bùng phát Covid-19 kéo dài, gây thêm rủi ro cho nền kinh tế

Theo báo cáo ngày 18/8/2021 của BOT, tình hình tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, trở nên dễ bị tổn thương hơn, có thể dẫn đến việc đóng cửa và sa thải doanh nghiệp trên diện rộng. Thị trường lao động đang trở nên mong manh hơn, đặc biệt là khu vực dịch vụ và lao động tự do bị giảm thu nhập. Tỷ lệ công nhân thất nghiệp và giảm giờ làm đã tăng lên 3 triệu người trong quý 2 năm nay, từ 1 triệu người trước đại dịch. Trong thời gian đại dịch, khoảng 1,6 triệu người thất nghiệp đã trở về quê nhà; hầu hết đã chuyển từ khu vực dịch vụ sang nông nghiệp, có thu nhập thấp hơn. Số lượng công nhân thất nghiệp đã mất việc hơn một năm đã tăng lên 170.000 trong quý 2 năm nay, tăng gấp ba lần so với mức trước Covid-19. Sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm đã tăng lên 290.000 người, tăng gần 90.000 người so với trước đại dịch. BOT cho rằng kinh tế Thái Lan phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn do các đợt bùng phát lây nhiễm tại Thái Lan và các quốc gia khác có thể trở nên nghiêm trọng hơn, các biến thể virus có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin, trong khi tiến độ tiêm chủng chậm có thể gây ra cuộc khủng hoảng y tế kéo dài và nghiêm trọng hơn. Với kịch bản này, nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều do phải áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và nhu cầu trong nước.

Trước đó, BOT dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Thái Lan là 0,7% vào năm 2021 và 3,7% vào năm 2022. Nền kinh tế Thái Lan năm nay được hỗ trợ bởi xuất khẩu hàng hóa, sự phục hồi kinh tế toàn cầu đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển và chi tiêu chính phủ.

3. Việc sử dụng các ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) và Hệ thống ưu đãi chung (GSP) của các nhà xuất khẩu Thái Lan tăng 34,3% trong nửa đầu năm lên 40,2 tỷ USD, chủ yếu là do nhu cầu toàn cầu phục hồi

Trong đó, việc sử dụng các ưu đãi trong FTAs đạt 38,3 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các lô hàng theo GSP là 1,92 tỷ USD, tăng 35,6%. 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu được sử dụng nhiều ưu đãi FTAs nhất là ASEAN (13,4 tỷ USD), Trung Quốc (12,7 tỷ USD), Australia (4,27 tỷ USD), Nhật Bản (3,48 tỷ USD) và Ấn Độ (2,33 tỷ USD), với các sản phẩm công nghiệp, thực phẩm/đồ uống và nông sản.

Thái Lan đã tham gia 13 FTAs. Về GSP, các nhà xuất khẩu Thái Lan sử dụng ưu đãi trong GSP cao nhất tại Mỹ, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Thụy Sĩ (133 triệu USD, giảm 10,2%), Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập (68,6 triệu USD, giảm 10,4%), và Na Uy (7,85 triệu USD, giảm 0,84%). Các sản phẩm sử dụng ưu đãi dụng ưu đãi GSP cao nhất bao gồm găng tay cao su, đồ uống không cồn, linh kiện điều hòa không khí, thực phẩm chế biến, dứa đóng hộp, philê cá tươi và đông lạnh và gạo.

Vụ Ngoại thương cho biết trong nửa đầu năm nay, Thái Lan đã tận dụng các đặc quyền FTA cao hơn, phù hợp với trọng tâm xuất khẩu, đặc biệt là tại ASEAN, Trung Quốc, Úc và Ấn Độ; kỳ vọng sẽ giữ được đà tăng trưởng này cho đến hết năm. Trong nửa đầu năm, xuất khẩu tổng thể của Thái Lan tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 132 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 26,2% lên 130 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại 2,44 tỷ USD. Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit trước đó dự báo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm nay; Bộ Thương mại cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân và tiếp tục các chiến dịch xúc tiến xuất khẩu với hơn 130 hoạt động, nhằm giúp khu vực sản xuất tiếp tục sản xuất trong thời gian bùng phát dịch bệnh.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here