1. Việc mở tuyến đường sắt với Trung Quốc mở ra những khả năng phát triển kinh tế mới đầy hứa hẹn.
Không giáp biển nhưng giàu tài nguyên thiên nhiên và địa lý đa dạng, Lào có rất nhiều tiềm năng. Các khoản đầu tư đáng kể từ các nước láng giềng trong đó có Trung Quốc đã giúp nước này đạt mức tăng trưởng kinh tế 6-7%/năm trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao là một trong những lý do khiến Lào chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Song với việc sắp khai trương tuyến đường sắt dài 471 km nối thủ đô Viêng Chăn với biên giới Trung Quốc tại Boten, Lào đang mong muốn thay đổi vị thế của mình từ một quốc gia không giáp biển trở thành một quốc gia kết nối và mở ra những chân trời kinh tế mới.
Tuyến đường sắt chất lượng cao, dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ nhất trong lịch sử đất nước, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư cũng như khách du lịch khi được chính thức khai trương vào Quốc khánh Lào 02/12. Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính Soulivath Souvannachoumkham cho biết: “Một trong những chính sách lớn của chính phủ là phát triển đất nước gắn với đất liền. Và chúng tôi nhận ra rằng rất khó để đạt được mục tiêu mà chính phủ đã vạch ra nếu không có đường sắt. Tất cả chúng ta đều biết rằng một trong những điểm nghẽn đối với sự phát triển kinh tế của Lào là chúng ta không có đường biển, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các thành phố và các quận huyện cũng như sự phát triển kinh tế thương mại. Một khi tuyến đường sắt hoàn thành sẽ giúp giảm khoảng 50% chi phí vận tải và giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ Viêng Chăn đến Côn Minh còn 15-16 giờ thay vì 02 ngày như hiện nay”. Tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào cũng sẽ làm tăng lượng khách du lịch, đặc biệt là từ Trung Quốc, bởi nó sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển. Trước đại dịch, Lào đã thu hút từ 800.000 đến một triệu khách du lịch mỗi năm từ Trung Quốc và con số này dự kiến sẽ tăng thêm 40-50% khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại.
Ông cho biết việc xây dựng tuyến đường sắt đã tiến triển theo đúng kế hoạch bất chấp những lo ngại trước đó rằng nó có thể bị trì hoãn vì đại dịch Covid-19: “Cho đến nay, các dự án lớn ở Lào chưa nhận thấy nhiều tác động từ đợt bùng phát Covid vì sự lây lan chủ yếu xảy ra giữa các cộng đồng ở khu vực thành thị, không quá nhiều tại các công trường xây dựng, vì vậy những dự án đó vẫn có thể tiếp tục”.
Tác động kinh tế và thương mại của đường sắt sẽ rất đáng kể. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chi phí cho các chuyến hàng từ Viêng Chăn đến Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc sẽ được cắt giảm 40-50% tương đương 30 USD/tấn, cùng với việc giảm 20-40% chi phí trên các tuyến nội địa. Báo cáo của UN Comtrade cho biết, năm 2019, xuất khẩu từ Lào sang Trung Quốc trị giá 1,7 tỷ USD và có thể tăng khoảng 20% mỗi năm. Chính phủ Lào và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận để Trung Quốc nhập khẩu nhiều nông sản hơn từ Lào, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như ngô, chuối, sắn và đậu, thịt bò và các sản phẩm khác. Liên kết đường sắt cũng sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn từ Trung Quốc và các nước khác, chủ yếu vào nông nghiệp, chăn nuôi và khai khoáng. Cho đến nay, Trung Quốc là nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu tại Lào, chiếm 87,7% tổng dòng vốn FDI tích lũy vào nước này, tương đương 967,7 triệu USD (tính đến cuối năm 2020). Các nhà đầu tư từ Thái Lan và Việt Nam đứng thứ 2 và thứ 3 với tỷ lệ tương ứng là 4,9% và 2,5%.
Nhiều khoản đầu tư từ Trung Quốc hướng đến các khu vực dọc theo tuyến đường sắt, đặc biệt là tại các đặc khu kinh tế (SEZ), để các sản phẩm được sản xuất tại Lào và xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua mạng lưới đường sắt trải dài từ Trung Quốc sang châu Âu. Tuyến đường cao tốc dài 445 km nối Viêng Chăn với Boten ở biên giới với Trung Quốc vẫn đang được tiếp tục triển khai. Chặng đầu tiên dài 113 km từ Viêng Chăn đến Vang Vieng hiện đã đi vào hoạt động; chặng thứ hai từ Vang Vieng đến Luang Prabang (137 km) dự kiến sẽ hoàn thành trong ba năm. Một đường cao tốc đến Việt Nam ở phía Nam với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản cũng đang được nghiên cứu và có thể bắt đầu xây dựng vào năm 2023.
Hiện nay, Tập đoàn phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu của Thái Lan Amata Corporation đã giành được sự chấp thuận của chính phủ Lào để phát triển một SEZ quy mô lớn ở Bắc Lào. Biên bản ghi nhớ đã được ký kết và các công việc chuẩn bị đang được tiến hành để đảm bảo nguồn vốn cho việc xây dựng, theo sau việc chuẩn bị đất đai, bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng và tiện ích xung quanh. Các giám đốc điều hành của Tập đoàn Amata đã xác nhận họ quan tâm đến việc phát triển SEZ ở Lào. Tập đoàn này đã tuyên bố rằng họ đã được bảo đảm từ 20.000 – 30.000 rai (tương đương 32-48km2) để phát triển bất động sản ở Bắc Lào khu vực giáp với Trung Quốc. Để được Amata đầu tư toàn bộ, Lào hướng đến thu hút các nhà sản xuất từ các nước Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản.
Cũng theo ông Soulivath, năm 2020, nền kinh tế Lào đã đạt tăng trưởng 3,3%, vượt xa dự báo của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế là chỉ tăng trưởng dưới 1%. Năm nay, GDP của Lào dự kiến đạt 3,8% đến 4%, hoặc ít nhất là như năm 2020. Năm 2020, thâm hụt ngân sách của chính phủ là 5,3% GDP do đại dịch ảnh hưởng đến thu ngân sách. Nhưng con số này vẫn tốt hơn so với dự báo ban đầu là 6% do các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ chi phí và hoãn một số khoản đầu tư không thiết yếu. Năm nay, chính phủ đặt mục tiêu giới hạn mức thâm hụt không quá 3% GDP vì thu ngân sách có thể vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch. Ông cũng cho biết thêm: “Mặc dù làn sóng Covid thứ 2 từ tháng 4 năm nay, đã gây ra những tác động đáng kể đến nền kinh tế, nhưng nhiều hoạt động kinh tế vẫn có thể tiếp tục bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng, khai thác mỏ và năng lượng”. Chính phủ hiện đã chuyển trọng tâm sang tăng trưởng có chất lượng hay còn gọi là tăng trưởng xanh với việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả hơn các tài nguyên thiên nhiên.
2. Lợi ích của Asean từ tuyến đường sắt Lào-Trung
Hiện tại, tuyến đường sắt Lào-Trung đã gần hoàn thành, người ta rất k