Tin Kinh tế Bangladesh

0
84
(Bangladesh)
(Bangladesh)

1. Hội thảo về phục hồi bền vững và toàn diện sau thảm họa Covid-19

Tại chuỗi đối thoại với chủ đề “Gói kích thích phục hồi bền vững và toàn diện sau thảm họa Covid-19 ở Bangladesh”, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA), Tiến sĩ Rubana Huq, hôm 26/11, cho biết: “Nếu ngành có thể tồn tại đến tháng 6/2021, thì có thể tiếp tục phát triển mà sẽ không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Cho đến thời điểm đó, vẫn cần sự trợ giúp của chính phủ để giảm thiểu tác động của Covid-19”. Bà hy vọng xuất khẩu quần áo của Bangladesh sẽ tiến triển tốt sau tháng 6.

Thứ trưởng cao cấp Bộ trưởng Tài chính Abdur Rouf Talukder cho biết quan điểm tài khóa vĩ mô của đất nước được duy trì trong 12 năm qua, đã giúp xây dựng kế hoạch và thực hiện chiến lược phục hồi sau đại dịch Covid-19. Ông lưu ý là dòng kiều hối cao giúp Bangladesh đối phó với cuộc khủng hoảng đang phải đối mặt kể từ tháng 3. Ông cũng cho biết tỷ lệ nợ trên GDP thấp tạo ra phạm vi vay mượn nhiều hơn từ các nguồn trong nước và quốc tế.

Bộ trưởng Thương mại là khách mời chính của chuỗi đối thoại. Thư ký cao cấp của Thủ tướng, Tiến sĩ Ahmad Kaikaus đã tham dự chương trình với tư cách khách mời đặc biệt. Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Bangladesh và Đại sứ Nhật Bản tại Bangladesh tham dự đối thoại.

Bộ trưởng Thương mại Tipu Munshi cho biết chính phủ đã thực hiện các biện pháp kịp thời để chống lại cuộc khủng hoảng đại dịch. Chuỗi sản xuất và cung ứng diễn ra suôn sẻ đã giúp giữ ổn định giá các mặt hàng thiết yếu. Tipu lưu ý rằng gói kích cầu đã được cung cấp dưới các hình thức cho vay chi phí thấp cho các ngành công nghiệp và dịch vụ siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn bị ảnh hưởng; an ninh lương thực, bảo trợ xã hội, trợ cấp và ưu đãi đặc biệt.

Trong hội thảo, có ý kiến đề nghị, phải có một đánh giá độc lập về các gói kích cầu,  giải quyết những thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sử dụng các gói kích cầu.  Chính phủ có thể xem xét một gói kích thích khác để chống lại tác động của làn sóng Covid-19 thứ hai.

2. Hội thảo đánh giá về các gói kích thích của Chính phủ

Theo một bản cập nhật của Bộ Tài chính tại đối thoại “Các gói kích thích để phục hồi bền vững và toàn diện từ sự cố COVID-19 tại Bangladesh” hôm 26/11/2020, khoảng 45% hay 557,95 tỷ Tk (khoảng 6,5 tỉ đô) đã được giải ngân trong số các gói kích thích tổng trị giá 1.210 tỷ Tk (khoảng 14,2 tỉ đô) được công bố để khắc phục các cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 kéo dài.

Tính đến ngày 31/10/2020, chỉ có 31,73% trong gói cho vay 200 tỉ Tk được giải ngân cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi 70,87% trong gói 400 tỉ Tk được giải ngân cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Hai gói này chiếm gần 50% trong số 21 gói kích thích được chính phủ công bố kể từ tháng 4 để giải quyết hậu quả kinh tế do dịch COVID-19.

Ngành may mặc (RMG) đã tận dụng toàn bộ 50 tỉ Tk với phí dịch vụ 2% và 55 tỉ Tk từ quỹ 400 tỉ Tk dành cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.

Việc giải ngân các gói khác dành cho những người có thu nhập thấp, nông dân và lao động khu vực phi chính thức còn tiến triển chậm.

Cho đến nay, 4,28 tỉ Tk trong gói trị giá 32 tỉ Tk đã được các ngân hàng chuyên biệt của chính phủ giải ngân để hỗ trợ cho những người lao động từ nước ngoài trở về và những người kinh doanh nhỏ ở nông thôn bị ảnh hưởng.

Chương trình giúp đỡ những người lao động bị ảnh hưởng và mất việc làm từ các ngành khác nhau vẫn chưa sẵn sàng để giải ngân 15 tỉ Tk. Hướng dẫn cho việc giải ngân khoản vay 20 tỉ Tk cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và tiểu thủ công cũng chưa được hoàn thành.

Cựu thống đốc Ngân hàng Bangladesh Salehuddin Ahmed cho rằng lợi ích từ các gói kích thích chủ yếu dựa trên tín dụng ngân hàng sẽ khó có thể đến với những người nghèo. Ông đổ lỗi cho Ngân hàng Bangladesh về việc giải ngân các khoản vay cho người nghèo kém và chỉ trích sự miễn cưỡng của các ngân hàng thương mại trong vấn đề này, và ông cũng nghi ngờ sự phục hồi của các hoạt động kinh tế.

Bộ trưởng Thương mại Tipu Munshi cho rằng các chủ ngân hàng nên đẩy mạnh giải ngân tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và bày tỏ sự thất vọng với sự chần chừ của các chủ ngân hàng trong việc giải ngân tín dụng cho các đối tượng này. Ông đề nghị chính phủ xem xét nhu cầu mà Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh Rubana Huq đưa ra về việc gia hạn hạn mức tín dụng cho lĩnh vực RMG đến tháng 6/2021, và kéo dài thời hạn trả các khoản vay trước đó thêm 5 năm.

Lãnh đạo Ủy ban Tài chính Abdur Rauf Talukder cho rằng các gói kích thích kinh tế đã giúp nền kinh tế phục hồi sau suy thoái. Ông cũng đề cập đến số liệu mới nhất về xuất khẩu, kiều hối và doanh thu.

Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới Mercy Miyang Tembon cho biết WB luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn từ Ủy ban Tài chính và nhấn mạnh rằng họ nên hợp lý hóa việc giải ngân khoản vay cho các nhóm đối tượng để tạo việc làm mới.

Thư ký cấp cao của Thủ tướng Ahmed Kaikuas cho biết chính phủ không hề tự mãn dù đã đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra với các gói kích cầu trong khi nhiều nước phát triển đang phải vật lộn để đối phó với hậu quả của đại dịch.

Đây là cuộc hội thảo đầu tiên trong số ba cuộc hội thảo do Ủy ban Tài chính dự kiến tổ chức để xem xét các gói kích cầu mà hầu hết đã được công bố kịp thời nhưng cần nỗ lực hơn nữa để giải ngân cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hội thảo thứ hai trong chuỗi chủ đề Tạo việc làm và Phục hồi kinh tế nông thôn dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 02/12/2020.

(Đai sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here