Thủ tướng Sri Lanka: Ngoại giao truyền thống nhường chỗ cho ngoại giao kinh tế

0
102
Thủ tướng Sri Lanka: Ngoại giao truyền thống nhường chỗ cho ngoại giao kinh tế
Thủ tướng Sri Lanka Dinesh Gunawardena chủ trì cuộc gặp với các Đại sứ mới được bổ nhiệm ngày 26/12. (Nguồn: Daily News)

Thủ tướng Sri Lanka Dinesh Gunawardena cho biết, ngoại giao truyền thống đã thay đổi và ưu tiên hàng đầu hiện nay là ngoại giao kinh tế.

Thủ tướng Sri Lanka: Ngoại giao truyền thống nhường chỗ cho ngoại giao kinh tế
Thủ tướng Sri Lanka Dinesh Gunawardena chủ trì cuộc gặp với các Đại sứ mới được bổ nhiệm ngày 26/12. (Nguồn: Daily News)

Phát biểu trước 16 Đại sứ mới được bổ nhiệm tại khu tư dinh Temple Trees hôm qua (26/12), Thủ tướng Dinesh Gunawardena kêu gọi các nhà ngoại giao nỗ lực thu hút đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, du lịch và nâng cao hình ảnh của Sri Lanka như một quốc gia trung lập không liên kết và có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

“Chúng ta không đi chệch khỏi chính sách đó”, Thủ tướng nhấn mạnh. Sri Lanka “mở cửa cho tất cả mọi người” và nhiệm vụ của các Đại sứ là “đưa thông điệp này ra toàn thế giới”.

Đề cập những thách thức kinh tế chưa từng có và tình hình tái cơ cấu nợ, Thủ tướng đề nghị các phái đoàn ngoại giao Sri Lanka hướng tới hợp tác đầu tư, liên doanh và quan hệ đối tác song phương để Sri Lanka có thể tăng sản xuất, xuất khẩu và phát triển nhanh chóng thay vì phụ thuộc vào viện trợ và vốn vay.

Ông yêu cầu các phái đoàn ngoại giao hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Sri Lanka ở nước ngoài và các hiệp hội để có thêm đầu tư, cơ hội việc làm và hỗ trợ phát triển.

Chỉ ra rằng Sri Lanka đang phục hồi kinh tế nhanh chóng, người đứng đầu chính phủ Sri Lanka cho biết, các quốc gia thân thiện có thể hợp tác với những nỗ lực của đất nước để tự túc lương thực và phát triển nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Thủ tướng Gunawardena đề nghị các Đại sứ mở rộng hợp tác toàn diện nhất với các ủy ban xúc tiến đầu tư và xuất khẩu do Tổng thống Ranil Wickremesinghe thành lập.

Sri Lanka đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Từ nhiều tháng qua, quốc gia Nam Á 22 triệu dân đang phải chật vật ứng phó với tình trạng thiếu hụt trầm trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, nhiên liệu và thuốc men vì thiếu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, trong khi đồng Rupee lao dốc và lạm phát phi mã.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang xếp “thiên đường nghỉ mát” tại Ấn Độ Dương vào diện quốc gia phá sản.

Hôm 11/10, nội các Sri Lanka đã thông qua đề xuất chuyển trạng thái nền kinh tế từ “quốc gia thu nhập trung bình – thấp” thành “quốc gia thu nhập thấp” để giúp tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2021, Sri Lanka ghi nhận Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người là 3.815 USD, được xếp loại là quốc gia thu nhập trung bình – thấp.

Hồng Phúc (theo Daily News, AFP)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here