Tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể sẽ nóng trong quý II, nhưng sự thiếu hụt nguồn cung sẽ khiến kinh tế Mỹ không quá nóng

0
51
(minh hoạ)
(minh hoạ)

Ngày 28/7/2021, CNBC cho biết, kinh tế Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ mạnh nhất trong năm, và có thể còn nhanh hơn nữa nếu không bị gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt công nhân. Theo Dow Jones, các nhà kinh tế dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 8,4% sau khi tăng 6,4% trong Quý 1, con số này thấp hơn so với mức hơn 10% được dự báo ​​hồi đầu năm.

Nhà kinh tế trưởng Stephen Stanley của Amherst Pierpont cho biết có vẻ như chi tiêu của người tiêu dùng thực tế đã tăng khoảng 10% trong Quý 2, một số trong số đó liên quan đến sự gia tăng chi tiêu mua hàng giảm giá và dự báo ​​tăng trưởng 8,7% trong quý II. Trong quý này, ngành công nghiệp ô tô đã cắt giảm sản lượng do thiếu chip và việc xây dựng nhà bị chậm lại vì nguyên liệu khan hiếm và giá cao. Các công ty trong nhiều ngành công nghiệp phản ánh tình trạng thiếu lao động có trình độ. Theo Stanley, một số hoạt động dự kiến diễn ra trong Quý 2 giờ sẽ phải chuyển sang nửa cuối năm nay, và nửa năm cuối này dự báo mức tăng trưởng thực tế khoảng 6%, gấp đôi so với trước đại dịch.

Các vấn đề về chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành công nghiệp, từ các công ty công nghiệp đến các cửa hàng bán lẻ. Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton, cho biết sự thiếu hụt không chỉ cản trở một số hoạt động sản xuất mà còn cản trở một số công trình xây dựng đang diễn ra và khiến nhà ở, một trong những động lực lớn nhất của nền kinh tế, thành lực cản. Bà dự báo ​​đầu tư vào nhà ở dân sinh sẽ giảm 0,5 phần trăm, so với mức tăng 0,6% trong quý trước. Nhà ở đã từng là lực cản lớn hơn nhiều trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, nhưng cho dù như vậy nó chưa từng phát triển âm kể từ năm 2010, sau cuộc khủng hoảng tài chính. Bà Swonk dự báo chi tiêu của người tiêu dùng sẽ ở mức hai con số; đầu tư sẽ có một chút mờ nhạt; hàng tồn kho sẽ vẫn được tiêu thụ nhưng không nhanh; chi tiêu của chính phủ vẫn là nguồn hỗ trợ và tình hình thương mại xấu đi một chút, và xuất khẩu bắt đầu trở lại, tuy nhiên nhập khẩu vẫn lớn hơn xuất khẩu.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here