Tăng trưởng GDP Thụy Điển đạt đỉnh trong năm 2018

0
301

Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Thụy Điển (NIER) đưa ra dự báo, nền kinh tế Thụy Điển đã đạt tới đỉnh phát triển trong năm 2018 với tỉ lệ tăng GDP ở mức 2,2% trong năm và tăng chậm hơn trong năm 2019 ở mức 1,9%. Công suất lĩnh vực chế tạo đạt mức cao lịch sử và lĩnh vực đầu tư vào xây dựng nhà ở đạt tỉ lệ cao trong cấu phần GDP. Chỉ số lạm phát (CPIF) được dự báo ở mức 2,1% năm 2018 và 2,2% năm 2019. Ngân hang Trung ương Thụy Điển Riskbank sẽ bắt đầu nâng lãi suất vào tháng 02/2019 nhằm ngăn chặn tỉ lệ lạm phát CPIF.

Trong một diễn biến khác, Trưởng bộ phận dự báo của NIER Ylva Hedén Westerdahl đánh giá, một Brexit cứng là mối nguy lớn nhất đối với nền kinh tế Thụy Điển. Trường hợp hard Brexit xảy ra thì nền kinh tế Anh sẽ lâm vào suy thoái và tiếp đó sẽ làm cho Châu Âu bị suy thoái, tác động tiêu cực tới kinh tế Thụy Điển.

Bà Hedén Westerdahl cũng tỏ lo ngại về Italia, nước có tỉ lệ nợ cao thứ hai ở Châu Âu so với quy mô nền kinh tế (130% so với 40% của Thụy Điển). Các ngân hàng của Italia cho nhà nước vay nhiều khoản tiền lớn và nếu họ lưỡng lự trong việc cho vay thì cuộc khủng hoảng sẽ lan sang các nước khác, có thể châm ngòi cho việc tăng tỉ lệ lãi vay bất động sản (mortgage) ở Thụy Điển. Thậm chí, ngay cả Riskbank không tăng lãi suất thì tỉ lệ lãi vay bất động sản cũng có thể tăng mà Riskbank không thể tác động đảo chiều được bởi lãi suất hiện đang ở mức thấp, do vậy giá nhà sẽ tăng cao trong trường hợp xảy ra khủng hoảng quốc tế.

Trong khi đó, kinh tế trưởng của ngân hàng Nordia Annika Winsth cho biết, lượng trái phiếu của Italia/Đức đang gia tăng nhanh cho thấy mối lo ngại về khả năng của Chính phủ Italia kiểm soát được nền tài chính của nước này. Bà cho rằng, vấn đề quan trọng là liệu Chính phủ Italia sẽ hành động phù hợp với thị trường hay với Ủy ban Châu Âu, hay là phớt lờ cả hai. Bà tin tưởng thị trường sẽ gây áp lực lên Chính phủ Italia.

(ĐSQVN tại Thụy Điển – theo DI và SvD)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here