Tại sao việc loại bỏ ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc có thể đi ngược lại quy luật phát triển?

0
393
FILE PHOTO: China and U.S. flags are seen near a TikTok logo in this illustration picture taken July 16, 2020. REUTERS/Florence Lo/Illustration/File Photo

Cùng với trào lưu chống toàn cầu hóa không ngừng lan rộng, trên thế giới đã xuất hiện nhiều tiếng nói và sự kiện nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỹ tìm mọi cách để hạn chế các sản phẩm của Trung Quốc, hành động tẩy chay ứng dụng TikTok của Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng ở Mỹ, mà còn gây ra một loạt phản ứng tiêu cực ở các nước như Ấn Độ. Những lời kêu gọi tẩy chay ứng dụng TikTok của Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng ở Mỹ, mà còn gây ra một loạt phản ứng tiêu cực ở các nước như Ấn Độ.

Lợi hay hại?

Những lời kêu gọi tẩy chay các sản phẩm “Made in China” ở Ấn Độ đang tăng lên, cho rằng các ứng dụng của Trung Quốc như TikTok đang trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia, kêu gọi người dân không sử dụng. Ấn Độ đang muốn dựa vào việc loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc để thoát khỏi sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Về phương diện kinh tế, một số quốc gia với Mỹ làm đại diện đã lấy đại dịch COVID-19 làm cái cớ, tìm cách tách rời về kinh tế và công nghệ với Trung Quốc để thực hiện chủ nghĩa biệt lập và gây sức ép với nền kinh tế Trung Quốc. Gần đây, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đang chuẩn bị thành lập liên minh chuỗi cung ứng để đối phó với vị thế là công xưởng thế giới của Trung Quốc.

Mặc dù phong trào chống toàn cầu hóa đã xuất hiện liên tục trong những năm gần đây, nhưng việc loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đã đi ngược lại quy luật phát triển của thời đại toàn cầu hóa kinh tế. Thực tiễn của việc loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc cũng đi ngược lại lợi ích sát sườn của nhân dân các nước trên thế giới. Đặc biệt là đối với Trung Quốc và Mỹ, sự tương tác giữa hai nước không chỉ là kết quả, mà còn là động lực của toàn cầu hóa. Loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đồng nghĩa với việc đảo ngược toàn cầu hóa, đi ngược lại quỹ đạo phát triển bình thường của nhân loại. Mỹ buộc phải tiến hành điều chỉnh chiến lược trong quá trình đảo ngược toàn cầu hóa, bao gồm cả việc điều chỉnh trật tự quốc tế mà nước này dày công xây dựng kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, điều này sẽ tạo thành rủi ro cho nền kinh tế Mỹ. Kết quả nghiên cứu của nhiều học giả cho thấy cùng với va chạm thuế quan và thương mại tăng lên, tốc độ toàn cầu hóa tài chính cũng sẽ giảm tương ứng. Điều này không chỉ khiến lợi nhuận của các công ty đa quốc gia và giá trị của thị trường chứng khoán giảm mạnh, mà có thể còn khiến nhu cầu của nước ngoài đối với trái phiếu Mỹ cũng giảm mạnh.

Trong vài thập kỷ qua, đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới chính là dựa vào chuỗi giá trị toàn cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nền kinh tế đã phát huy lợi thế so sánh của mình, thực hiện cùng có lợi, cùng thắng lợi trong quá trình toàn cầu hóa, đồng thời hình thành mối quan hệ kinh tế “trong bạn có tôi, trong tôi có bạn”. Tất nhiên, cục diện kinh tế này cũng tạo ra nhiều lỗ hổng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tức là các quốc gia ngoại vi trong chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào quốc gia trung tâm.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ cần phải được thắt chặt hơn bao giờ hết. Vì thế, Mỹ sẽ phải trả giá đắt nếu muốn tách rời Trung Quốc. Nếu Trung Quốc bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, thì người tiêu dùng Mỹ nên chuẩn bị tâm lý phải trả giá đắt đỏ hơn cho một chuỗi cung ứng được xem là đa dạng và an toàn. Chính quyền Trump hoàn toàn nhận thức được kết quả này và vẫn đang tìm cách thực hiện mục tiêu loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc bằng bất cứ giá nào.

Khó tách rời về công nghệ

Hợp tác Trung-Mỹ đã thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ về khoa học kỹ thuật giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, hợp tác Trung-Mỹ còn được thể hiện ở sự hợp tác giữa các học giả đến từ các trường cao đằng và đại học hai nước trong lĩnh vực khoa học và công trình. Năm 2003, số lượng tài liệu nghiên cứu mà các học giả Trung-Mỹ cùng hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công trình chỉ là 5.406.

Đến năm 2016, con số này đã tăng lên đến 43.968, tăng 713,3%, cao hơn so với tốc độ tăng số tài liệu nghiên cứu mà Trung Quốc hợp tác với các nước khác. Năm 2016, số lượng tài liệu nghiên cứu do các học giả của Trung Quốc và Mỹ hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công trình chiếm gần 23% tổng số luận văn của các học giả Mỹ hợp tác với quốc gia khác, chiếm khoảng 46% tổng số tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công trình. Điều này cho thấy hợp tác học thuật giữa Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực khoa học và công trình đang phát triển nhanh chóng và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển khoa học kỹ thuật giữa hai nước.

Việc một số quốc gia cố gắng loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc còn có thể dẫn đến tình trạng đối đầu liên tiếp, gây ra tác dụng ngược khiến những quốc gia này rơi vào thế bị động. Kể từ khi Trump lên nắm quyền đến nay, Mỹ liên tục rút khỏi các tổ chức và hiệp ước, cố gắng thiết lập các quy tắc quốc tế mới để kìm hãm sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc… Hành vi này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và bản thân nước Mỹ cũng phải chịu những tổn thất nặng nề.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, việc tách rời Trung Quốc sẽ khó có thể thực hiện. Mặc dù để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, một số quốc gia đã thực hiện các hành động thực tế, nhưng trong bối cảnh lớn của toàn cầu hóa, tác động đối với Trung Quốc cũng có hạn.

Như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự tiến bộ công nghệ ở nhiều nước, và sự tiến bộ này là điều kiện cần thiết để thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Việc các nước giành được tiến bộ công nghệ trong quá trình hợp tác và phát triển chính là xu thế tất yếu, và việc lấy tách rời về công nghệ để kiềm chế quốc gia khác phát triển cũng sẽ khiến nước mình rơi vào tình cảnh khó khăn. Công nghệ cốt lõi là tiêu điểm của cuộc đọ sức giữa các nước. Hiện nay, cùng với sự phát triển đi sâu của toàn cầu hóa, bản thân sự đổi mới công nghệ cũng mang tính cởi mở, không có quốc gia nào có thể độc chiếm mọi lĩnh vực khoa học công nghệ.

Trong vấn đề liên kết và tách rời về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ, công nghệ chỉ là vật dẫn. Trên thực tế, Trung Quốc và Mỹ không thể hoàn toàn tách rời về công nghệ. Trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu, bất kỳ sản phẩm nào đều bao hàm công nghệ do nhiều quốc gia đóng góp. Cho dù các công ty đa quốc gia của Mỹ chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác, thì điều đó cũng không có nghĩa là chuỗi sản xuất được chuyển ra khỏi Trung Quốc, càng không có nghĩa là đã thực hiện tách rời về công nghệ với Trung Quốc.

Việc Mỹ tách rời về công nghệ với Trung Quốc sẽ không chỉ cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc, mà còn làm giảm tốc độ phát triển công nghệ của Mỹ. Trước tiên, sách lược tách rời chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục và nhân tài, gây tổn thất nặng nề cho cả hai nước. Thứ hai, thành tựu công nghệ mà một quốc gia đạt được trong tiến trình toàn cầu hóa là thành tựu chung của tất cả các quốc gia, việc một nước kiềm chế sự phát triển công nghệ của một nước khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nước đó. Cuối cùng, việc các nước đuổi kịp và vượt qua nhau về công nghệ mới có thể thúc đẩy sự phát triển chung, phát triển công nghệ sẽ cùng nhau đi lên, chứ không phải cùng nhau thụt lùi.

Hơn nữa, việc loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ không có tác động không quá lớn đến Trung Quốc. Sau vài tháng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc như ứng dụng trên điện thoại di động (APP)…, Ấn Độ bắt đầu tỉnh ngộ và cho rằng không thể tách rời Trung Quốc, ít nhất là hiện nay khi vẫn chưa có đủ thực lực để gánh chịu phản ứng dây chuyền do loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc. Các hành động tẩy chay sẽ chỉ gây tổn hại cho lợi ích của nước này.

Các cuộc thăm dò dư luận liên quan ở Ấn Độ cho thấy hầu hết người dân cho rằng Ấn Độ không thể tách rời Trung Quốc, có 49% số người được hỏi bày tỏ ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào nước này. Doanh nghiệp của các nước như Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng sử dụng trợ cấp của chính phủ để chuyển các công ty đa quốc gia của họ ở Trung Quốc về nước, nhưng lại không biết rằng hoạt động đầu tư ở nước ngoài của các doanh nghiệp chủ yếu được quyết định bởi điều kiện thị trường, và các ý đồ chính trị khó có thể chi phối bố cục và sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu một quốc gia có ý định gây sức ép và cô lập đối với kinh tế Trung Quốc, thì chắc chắn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng theo kiểu hiệu ứng domino, tất cả các bên tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa đều sẽ bị tác động và tổn thất.

Cẩn trọng với chính sách đối phó của Trung Quốc

Trong thời hậu dịch bệnh, trước xu thế kinh tế toàn cầu sụt giảm, cũng như các hành vi như chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa biệt lập mà một số quốc gia thực hiện, để đối phó với những áp lực và thách thức có thể gặp phải trong tương lai, nền kinh tế Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng, thúc đẩy việc hình thành cục diện phát triển mới với chủ thể là vòng tuần hoàn trong nước, thúc đẩy sự tương tác giữa trong nước và quốc tế.

Trung Quốc cần tiếp tục mở rộng mức độ mở cửa với bên ngoài, nhanh chóng tiến vào giai đoạn phát triển chất lượng cao mới, dựa vào sức sống của thị trường trong nước để khai thác và nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực; liên tục nâng cao năng lực đổi mới tự chủ, tăng cường mức độ cải cách công nghệ, kiên trì cải cách trong bối cảnh Internet kỹ thuật số và dữ liệu lớn (big data) để đối phó với những thách thức khác nhau do bị tách rời.

Trước các hành vi tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc ở một số quốc gia, Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường khả năng tự phục hồi của nền kinh tế và làm giảm các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng. Sau nhiều thập kỷ phát triển, Trung Quốc đang ở vị trí trung tâm trong nhiều chuỗi sản xuất, vai trò và thực lực của Trung Quốc trong nhiều chuỗi cung ứng sản xuất là không thể bị thay thế bởi nước khác. Điều này cũng đã tăng thêm sự bền bỉ của nền kinh tế Trung Quốc và giảm bớt các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy trong một số chuỗi sản xuất, Trung Quốc vẫn ở cấp thấp, có nguy cơ bị các nước khác vượt qua hoặc thay thế, đặc biệt là chuỗi cung ứng sản xuất còn phải chịu tác động của nhiều yếu tố phi kinh tế. Do đó, Trung Quốc cần mở rộng đầu tư vào các công nghệ cốt lõi trong chuỗi sản xuất và nâng cao vị thế của chuỗi sản xuất để tránh các rủi ro có thể xuất hiện.

Trần Quyên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here