Tại sao giá dầu trong những tháng tới sẽ không lao dốc?

0
76
Vấn đề là nguồn cung dầu mỏ Venezuela chỉ có giá trị khi nó được khai thác và xử lý - còn cơ sở hạ tầng đổ nát thì lại không thể sản xuất đủ dầu để nó có thể trở thành vật thế chấp cho các khoản nợ. (Nguồn: WSJ)

Những nước hy vọng giá dầu giảm trong những tháng tới có thể sẽ thất vọng. Vào đầu tuần này, các nước sản xuất “vàng đen” tiếp tục triển khai chiến lược hạn chế sản xuất dầu thô. Mục đích là để kiềm chế việc giá dầu giảm mạnh. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đồng minh trong đó có Nga sẽ họp tại Viên, Áo, trong hai ngày 01-02/7 để thực hiện mục tiêu này. Sau khi kết thúc cuộc gặp song phương với Thái tử Ả-rập Xê-út bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Nga Putin tuyên bố: “Nga và Ả-rập Xê- út ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, tuy nhiên cần bàn thêm thời gian gia hạn trong 6 hay 9 tháng”.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa các nước trong và ngoài OPEC, đạt được từ tháng 01/2017, cho phép giá dầu phục hồi sau khi lao dốc vào giai đoạn năm 2014-2016 (đầu năm 2016, giá dầu thô Brent giảm xuống còn 30 đô la/thùng). Tháng 12/2018, OPEC và các đồng minh đã gia hạn Thỏa thuận này bằng cách cắt giảm tổng sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Chiến lược này đã cho phép giá dầu thô Brent tăng lên 22% từ ngày 01/01/2019 và giá dầu thô WTI tăng hơn 30%. Giá dầu thô Brent hiện khoảng 66 đô la/thùng và dầu thô WTI khoảng 60 đô la/thùng. Theo tờ Financial Times, Tổng thống V.Putin đã bày tỏ vui mừng: “Chúng tôi tin rằng các thỏa thuận ổn định sản xuất đã có tác động tích cực đến sự ổn định và triển vọng của thị trường”.

Nguy cơ nguồn cung quá dồi dào
Các nước sản xuất dầu khẳng định việc theo đuổi chiến lược này là cần thiết trong cấu hình thị trường hiện tại. Nhu cầu dầu mỏ trên thế giới thực sự đình trệ vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu. Trong tháng 6, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng đã điều chỉnh theo hướng giảm dự báo nhu cầu dầu thế giới trong năm nay. Ngược lại, nguồn cung vẫn dồi dào, đặc biệt là do Mỹ sản xuất dầu đá phiến. Điều này làm liên tưởng đến khả năng thị trường dầu tiếp tục sụt giảm, bất chấp căng thẳng địa chính trị ở vùng Vịnh. Theo báo cáo của Viện Dầu khí Pháp (IFPEN): “Những điều chỉnh về giá dầu phản ánh nguy cơ giống giai đoạn 2014. Năm 2014, do sản lượng của Mỹ tăng đều đặn và ổn định, giá dầu đã sụt giảm. OPEC đã mất ba năm để điều chỉnh việc sản xuất dư thừa, giảm trữ lượng dầu và các sản phẩm xăng dầu ở các nước phương Tây”.

Ả-rập Xê-út, nước mong muốn giá một thùng dầu đạt mức 70 đô la Mỹ để tăng nguồn thu ngân sách, đang cố gắng bằng mọi cách để hạn chế giá dầu lao dốc. Cùng với các thành viên khác của OPEC và các đồng minh, Ả-rập Xê-út đang cố gắng vừa hạn chế tình trạng dư thừa nguồn cung vừa đảm bảo giá dầu tăng mạnh. Theo IFPEN, chiến lược cân bằng này “phù hợp với lợi ích dài hạn của OPEC nhằm hạn chế việc giảm đáng kể mức tiêu thụ dầu”.

Tại Viên, vấn đề đặt ra là cặp đôi Ryad và Moscow sẽ quyết định việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm này kéo dài bao lâu. Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út muốn kéo dài trong 9 tháng. Nhưng người đồng cấp Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất chưa nhất trí về thời hạn này. Theo Bloomberg, Venezuela và Nigeria đã bày tỏ “sự ủng hộ có điều kiện” cho việc gia hạn thêm 9 tháng. Về phần mình, Iran cho biết sẵn sàng ủng hộ thỏa thuận, nhưng lên án bản chất đơn phương của thỏa thuận giữa Ả-rập Xê-út và Nga. Bộ trưởng Dầu mỏ của Iran bày tỏ: “Điều quan trọng đối với tôi, chính là OPEC vẫn là OPEC. Tổ chức này đã mất uy tín và đang trên bờ vực sụp đổ. Tôi tin rằng OPEC sẽ sụp đổ vì các quy trình kiểu này”. Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ căng thẳng. Thỏa hiệp này sẽ phải nhận được sự đồng thuận của 14 thành viên OPEC và 10 đối tác không phải là thành viên của tổ chức này./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here