Sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế số

0
35
Dự kiến kinh tế số Việt Nam đạt 30 tỷ USD năm 2023 và có thể đạt 45 tỷ USD vào năm 2025. (Nguồn: VnEconomy)

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Co về Kinh tế số khu vực Đông Nam Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia) năm 2023, doanh thu kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt 100 tỷ (tăng 27% so với năm 2021).

Dự kiến kinh tế số Việt Nam đạt 30 tỷ USD năm 2023 và có thể đạt 45 tỷ USD vào năm 2025. (Nguồn: VnEconomy)

5 lĩnh vực dẫn đầu trong nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á phải kể đến như: thương mại điện tử, vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến, giải trí trực tuyến và dịch vụ tài chính đóng góp 70 tỷ USD. Người dùng ứng dụng dịch vụ kỹ thuật số với tốc độ nhanh chóng. Tiền mặt không còn là vua khi thanh toán số chiếm hơn 50% giao dịch trong khu vực.

Tại Việt Nam, báo cáo cho rằng, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, đầu tư công là điều cần thiết để mở khóa tăng trưởng. Do đó, sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế số.

Ở Việt Nam, truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ do nhu cầu của người dùng cũng như sự tham gia của nhiều người chơi trong nước. Nhiều nhà phát triển game đã tìm được thành công ở nước ngoài, dịch vụ stream nhạc theo yêu cầu ngày càng phổ biến.

Bên cạnh đó, xu hướng thanh toán số ngày càng phổ biến trở thành điểm sáng trong kinh tế số nước ta. Dự kiến kinh tế số Việt Nam đạt 30 tỷ USD năm 2023 và có thể đạt 45 tỷ USD vào năm 2025.

Xét về tiềm năng của kinh tế số của Việt Nam, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số, Hội Truyền thông số Việt Nam cho hay, giá trị của kinh tế số đến từ việc mở rộng nền kinh tế, đúng nghĩa là chuyển đổi tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, thông qua quá trình hình thành các giá trị của hoạt động kinh tế số.

Cụ thể như: Tạo ra các nền tảng, các platform cho phép dữ liệu thúc đẩy sự hình thành của các giao dịch, làm cho các giao dịch thành công hiệu quả hơn để tạo ra giá trị.

Ngoài ra, kinh tế số góp phần giải quyết những trở ngại vê sự phối hợp của nền kinh tế, giúp nền kinh tế tối ưu hoá nguồn lực, tối ưu hoá giá trị và tối ưu hoá cơ hội.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thực tiễn phát triển kinh tế số, xã hội số thời gian qua vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi số lượng nền tảng số quốc gia được triển khai rộng rãi chưa nhiều; nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều; những vấn đề về mặt pháp lý, an toàn, an ninh mạng và việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; số lượng doanh nghiệp chuyển đổi số còn chậm…

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để vượt thách thức và đưa kinh tế số tại Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, nguồn lực sản xuất mới, yếu tố sản xuất mới và động lực mới.

Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và đặc biệt là thu hút nhân tài số.

Gia Thành

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here