Sản phẩm thép của Việt Nam có thể bị áp thuế chống bán phá tạm thời từ Ấn Độ

0
119
Các sản phẩm thép cán mạ nhôm, kẽm được sử dụng trong những dự án cơ sở hạ tầng, nhà máy năng lượng mặt trời và các thiết bị điện gia dụng (tủ lạnh, máy giặt).
Các sản phẩm thép cán mạ nhôm, kẽm được sử dụng trong những dự án cơ sở hạ tầng, nhà máy năng lượng mặt trời và các thiết bị điện gia dụng (tủ lạnh, máy giặt).

Thehindu Businessline ngày 16/7 dẫn thông báo của Bộ Thương mại Ấn Độ nêu rõ mức thuế này do Tổng cục phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) thuộc bộ trên khuyến nghị áp dụng sau khi tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng, dựa trên khiếu nại của JSW (nhà sản xuất và xuất khẩu thép mạ lớn nhất nước này).

Theo đó, Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức tối đa 199 USD/tấn đối với các sản phẩm thép cán mạ nhôm, kẽm nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Các sản phẩm thép cán mạ nhôm, kẽm được sử dụng trong những dự án cơ sở hạ tầng, nhà máy năng lượng mặt trời và các thiết bị điện gia dụng (tủ lạnh, máy giặt).

Cuộc điều tra của DGTR kết luận rằng, có sự gia tăng đáng kể những sản phẩm nhập khẩu từ 3 nước trên. DGTR cũng khẳng định, các sản phẩm này được xuất sang Ấn Độ ở dưới mức giá trị bình thường, do đó, ngành công nghiệp nội địa phải hứng chịu sự thiệt hại về lợi nhuận.

Tuyên bố của DGTR có đoạn: “Sau khi khởi động và tiến hành cuộc điều tra về hành vi bán phá giá, những thiệt hại và quan hệ nhân quả…, nhà chức trách nhận định cần phải áp dụng mức thuế tạm thời để chống lại việc bán phá giá cũng như bù đắp sự thiệt hại, trong khi chờ hoàn tất cuộc điều tra”.

Cơ quan này khuyến nghị áp dụng mức thuế từ 28,67 – 199,53 USD/tấn. Quyết định cuối cùng về việc áp thuế này sẽ do Bộ Tài chính đưa ra.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến 3/2019, DGTR đã khởi động 24 cuộc điều tra chống bán phá giá (cả những vụ mới và những vụ rà soát lại) và đưa ra kết luận cuối cùng đối với 50 vụ việc tương tự.

Thọ Anh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here