Quy luật cung cầu lao động – thách thức hội nhập kinh tế Việt Nam

0
1031
Việt Nam có 100 triệu dân với tỷ lệ thất nghiệp thấp, thường vào khoảng 2%.

Ngày 7/5 dẫn báo cáo nhận định rằng, lâu nay, các công ty Việt Nam vốn không dễ thuê và giữ chân người lao động, nhưng tình hình hiện nay còn khó khăn hơn vì xu hướng kinh doanh buộc các công ty phải “giành giật” để tuyển đủ nhân viên.

Việt Nam có 100 triệu dân với tỷ lệ thất nghiệp thấp, thường vào khoảng 2%.

Kích hoạt nhu cầu lao động tăng vọt

Các thương hiệu bán lẻ nước ngoài đang thâm nhập thị trường Việt Nam trong khi các doanh nghiệp tại Trung Quốc có xu hướng chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam.

Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên có kỹ năng, kỹ thuật cao ngày một tăng. Công ty Navigos Group (thuộc tập đoàn kinh doanh dịch vụ tuyển dụng và điều hành cổng thông tin việc làm lớn nhất Việt Nam VietnamWorks) cho rằng tất cả những thay đổi này đều là nguyên nhân kích hoạt nhu cầu lao động tăng vọt.

Nhu cầu lao động tăng, nguồn cung lao động yếu
Theo báo cáo đánh giá quý I/2019 của Navigos Group, “số lượng công ty chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là trong ngành công nghiệp hỗ trợ và đồ gỗ. Dự kiến, nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba trong năm nay, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và sản xuất linh kiện cao cấp”.

Tháng 12/2008, ngân hàng đầu tư Natixis công bố báo cáo cho thấy Việt Nam đứng đầu trong số 6 quốc gia châu Á mà các nhà sản xuất cân nhắc khi muốn chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc. Phân tích dựa trên 4 tiêu chí: xu hướng nhân khẩu học, chi phí đầu vào, cơ sở hạ tầng và tỷ lệ sản xuất nước ngoài.

Trong bối cảnh các nhà đầu tư đổ vào Việt Nam, tính toán cung và cầu trong lực lượng lao động có xu hướng thay đổi. Có rất nhiều nhu cầu mới về lao động, song từ nhiều năm nay, nguồn cung đã là một thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam có 100 triệu dân với tỷ lệ thất nghiệp thấp, thường vào khoảng 2%. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều biện pháp bảo vệ người lao động, từ chính sách trả lương ngày nghỉ đến việc hạn chế sa thải người lao động.

Vì nhiều lý do, người lao động Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ, thích nhảy việc sau khoảng 3 năm. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy người lao động không trụ mãi ở một công việc chỉ để giữ bảo hiểm sức khỏe hoặc các lợi ích khác. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không muốn cứ sau vài năm lại phải bỏ chi phí để đào tạo người mới. Thêm vào đó, thách thức thực tế là ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng “nhảy” vào thị trường Việt Nam.

Gaku Echizenya, CEO của Navigos Group, nhận thấy thị trường tuyển dụng Việt Nam ngày càng sôi động và cạnh tranh nhờ sự đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin ngày càng tăng trong kỷ nguyên số. Điều này khiến nỗ lực thu hút và “giữ chân” nhân tài vấp phải nhiều thách thức. Theo CUTS International (một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ người tiêu dùng), nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam đang tăng 47% mỗi năm.

Giải pháp khả thi?

Một giải pháp khả thi để lấp đầy khoảng trống kỹ năng là đào tạo lại nhân viên đang có. Tháng 4 vừa qua, Microsoft châu Á công bố kết quả nghiên cứu được tiến hành trên 15 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, cho thấy người lao động mong muốn được đào tạo lại chứ không như những gì bên thuê lao động nghĩ. Tỷ lệ 22% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng người lao động không muốn đào tạo lại, trong khi chỉ có 8% người lao động có quan điểm này, phản ánh sự thiếu kết nối nghiêm trọng giữa hai bên.

Alice Pham, Giám đốc của CUTS International tại Việt Nam cho rằng các công ty cũng có thể mở rộng mạng lưới của mình bằng cách tuyển dụng các lao động có tay nghề thông qua các lớp học trực tuyến. Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp và nhà tuyển dụng không công nhận bằng cấp trực tuyến, hoặc cho rằng kiến thức và kỹ năng thu được qua đào tạo trực tuyến không sánh được với dịch vụ đào tạo của các tổ chức giáo dục truyền thống, người học sẽ cảm thấy không được khuyến khích và không có động lực. Tâm lý này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của phương thức đào tạo trực tuyến.

Theo truyền thống, người dân Việt Nam thích thuê nhân viên có bằng cấp trên giấy tờ – từ bằng tốt nghiệp đại học đến số năm làm việc. Tuy nhiên, với thực trạng thiếu nhân lực có trình độ, thời thế đang thay đổi và sở thích có thể cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Nguyễn Hằng (theo VOANews)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here