Ông Biden cần củng cố một chiến lược Trung Quốc trước khi đi sâu vào vấn đề thương mại

0
48
(Internet)
(Internet)

Nhiều nhà phân tích cho rằng Chính quyền của ông Biden sẽ có một giọng điệu khác hơn nhiều về mối quan hệ Mỹ – Trung, tuy nhiên, cần phải củng cố lại các quy trình hoạch định chính sách, tái cam kết với các đồng minh và tạo lập những mục tiêu chính sách rõ ràng trước khi thảo luận với Bắc Kinh về các vấn đề thương mại.

Theo Susan Thornton, học giả cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc John Thornton thuộc Viện Brookings, có vẻ như Trung Quốc không nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của ông Biden; bà viện dẫn phát biểu của ông Biden tuyên bố chiến thắng tại Delaware trong đó không đề cập đến Trung Quốc và chính sách đối ngoại, điều này cho thấy ông thực sự chú trọng vào việc củng cố nước Mỹ, khôi phục danh tiếng và lòng tin vào nước Mỹ; cho rằng điều này là cần thiết và thực sự cần thiết trước khi đi vào đàm phán với Trung Quốc; dự báo chính sách hướng nội của ông Biden sẽ có tác động gián tiếp lên quan hệ Mỹ – Trung, ví dụ “việc sắp xếp lại các quy trình chính sách, thiết lập các giao thiệp ngoại giao bình thường, bổ nhiệm những vị trí còn khuyết trong Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác, bổ nhiệm các đại sứ, tái thiết lập các cam kết của Mỹ với các hệ thống quốc tế, quản trị toàn cầu và các giá trị Mỹ…”.

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung Craig Allen cũng nhận định rằng chính quyền của ông Biden sẽ phải giải quyết “nhiều khủng hoảng trong nước”, còn trên mặt trận đối ngoại, chính quyền mới sẽ đặt ưu tiên cao cho việc kết nối với đồng minh trước khi tính đến việc đối phó với Trung Quốc; tuy nhiên, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng minh không hề đơn giản vì họ không có quan điểm đồng nhất liên quan đến Trung Quốc và Trung Quốc đã từ lâu thành công trong việc tận dụng sự rạn nứt giữa họ; ông nhận định các quan chức thương mại của chính quyền mới sẽ là những người ủng hộ hay chống Trung Quốc một cách rõ ràng mà sẽ là những người có quan điểm thực dụng, “không chọn cách đối đầu với Trung Quốc một cách vô cớ”; hy vọng chính quyền mới sẽ xem xét các chính sách thuế, hạn chế xuất khẩu để điều chỉnh các bước đi tiếp theo, nhưng sẽ không có chuyện rút lại toàn bộ, USTR mới có thể sẽ tiếp tục thỏa thuận giai đoạn 1 và hướng tới thỏa thuận giai đoạn 2 với những cam kết mạnh mẽ về cải cách mang tính cấu trúc; gợi ý chính quyền mới trong ngày làm việc đầu tiên nên rút lại các loại thuế theo điều khoản 232 đối với các đồng minh, tái gia nhập Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế thế giới như một cách cho thấy sự tái cam kết với các đồng minh và vai trò lãnh đạo thế giới.

Sáng lập viên China Lab tại Đại học Công nghệ Massachusetts Yasheng Huang cho rằng “chính quyền của ông Biden sẽ có quan điểm rộng hơn trong quan hệ Mỹ – Trung”, gợi ý điều này có nghĩa là nước Mỹ dưới thời Tổng thống Biden sẽ tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc trên các vấn đề như biến đổi khí hậu; tuy nhiên, những tiếng nói cứng rắn từ các nghị sỹ thuộc cả hai đảng sẽ là rào cản đối với các mục tiêu chính sách.

Cựu Đại diện Thương mại Mỹ James Green, học giả tại McLarrty Association nhận định chính sách Trung Quốc với cách tiếp cận rộng hơn có thể cho phép chính quyền của ông Biden xác định rõ hơn các mục tiêu và kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra; dự đoán vai trò của USTR dưới chính quyền của Biden sẽ bớt quan trọng hơn so với thời Tổng thống Trump, Mỹ và Trung Quốc sẽ không xem xét vấn đề thương mại theo kiểu giao dịch mua bán mà sẽ chú trọng hơn tới các vấn đề truyền thống như mở cửa thị trường, Mỹ sẽ tiếp tục chú trọng các nguy cơ đối với an ninh quốc gia liên quan đến lĩnh vực công nghệ và sẽ mở rộng danh sách thực thể của Bộ Thương mại và hai bên sẽ tiếp tục có những trao đổi thông thường, dù sẽ không phải dưới hình thức Đối thoại chiến lược và kinh tế như trước đây.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here