OECD dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng vững chắc

0
98

Ngày 30/5, tại Paris, OECD đã công bố dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế thế giới, theo đó GDP toàn cầu sẽ giảm nhẹ, xuống còn 3,8% năm 2018 và 3,9% năm 2019. Những dự báo mới nhất này dựa trên giả thiết giá dầu ổn định ở mức 70 USD/thùng và tỷ giá hối đoái ổn định ở mức 1 EUR bằng 1,2 USD. GDP của nước nhóm G20 có thể đạt 4% năm 2018 và 4,1% năm 2019. Đối với Pháp, OECD đánh giá cao việc giảm thuế việc làm và các cải cách trên thị trường lao động, thuận lợi cho tiêu dùng gia tăng và tăng trưởng GDP của Pháp dự báo sẽ đạt 1,9% cho năm 2018 cũng như 2019.

Một “nốt trầm” duy nhất của kinh tế thế giới là “sự phục hồi của đầu tư cũng như tăng trưởng trao đổi thương mại không được mạnh mẽ như những năm kinh tế được phục hồi trước đây”. Hai lĩnh vực này được dự báo tăng trưởng đáng kể nhưng không ngoạn mục, ở mức 4,7% năm 2018 và 4,5% năm 2019, do những căng thẳng thương mại gia tăng. Trong khi kể ra hơn 1.200 biện pháp hạn chế thương mại đã được áp dụng tại các nước G20 kể từ năm 2017, OECD cảnh báo cần phải tránh sự leo thang.

OECD nhấn mạnh tăng trưởng phục hồi trở lại là nhờ việc cải thiện các chính sách tiền tệ, không còn các chính sách thận trọng, thậm chí có phần quá ngặt nghèo tại phần lớn các nước giàu. Cùng với việc lạm phát có thể quay lại và lương bổng có thể tăng thêm, thời gian thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ cũng sắp chấm dứt. Do vậy OECD dự báo tỷ lệ lãi suất của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ từ mức 1,75% hiện nay tăng lên 3,25% vào cuối năm 2019. Về phần minh, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cũng sẽ phải chấm dứt chính sách tỷ lệ lãi suất âm.

Để kinh tế phục hồi vững chắc, chính sách tiền tệ phải là đòn bẩy. Tuy nhiên, do nợ công và nợ tư đang ở mức cao tại một số nước, nên điều cốt yếu là phải nâng cao năng suất và giảm bớt nợ. Các quốc gia phải có những dự trữ an ninh cho những biến động lớn trong nền kinh tế của mình. Ngoài những nguy cơ về căng thẳng thương mại, OECD cũng lo ngại tỷ lệ lãi suất của các ngân hàng trung ương tăng nhanh trở lại khi lạm phát tăng lên, điều này có thể dẫn đến những đảo lộn to lớn trên các thị trường tài chính. Nhất là vì giá dầu đang tăng cao, tăng tới gần 50% trong năm qua. Nếu xu hướng này tiếp tục, sẽ kéo theo căng thẳng về lạm phát và làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại tại nhiều nước.

(ĐSQVN tại Pháp – Theo Les Echos, Les Monde)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here