Những yêu cầu đòi hỏi các sản phẩm cá và thủy sản phải đáp ứng để được phép nhập khẩu vào EU

0
114

1. Những quy định pháp luật nào sản phẩm của bạn phải đáp ứng?

Nếu bạn muốn xuất khẩu cá sang EU, nước của bạn phải nằm trong danh sách các nước được EU thông qua. Để trở thành nước được EU thông qua, cơ quan thẩm quyền quốc gia phải đệ trình yêu cầu chính thức lên Tổng vụ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng của EU.

Sự thông qua được chấp nhận trên cơ sở hệ thống kiểm tra và sức khỏe cộng đồng của EU. Điều này có nghĩa nước bạn phải đảm bảo các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng những yêu cầu về sức khỏe nghiêm ngặt của EU. Một khi nước bạn được thông qua, một cơ quan có thẩm quyền cũng ngay lập tức thông qua thêm các cơ sở và các đội tàu của nhà máy. Các cơ sở được công nhận sẽ được cấp mã số nhận dạng duy nhất thường được đề cập đến là ( EU number).

Lời khuyên

– Tham khảo danh sách các nước và các cơ sở được thông qua và tham khảo section III để biết nước bạn có nằm trong danh sách hay không. Vào đường link này để tham khảo:https://webgate.ec.europa.eu/sanco/traces/output/non_eu_listsPerActivity_en.htm#

– Chỉ các cơ quan thẩm quyền quốc gia của nước bạn mới có thể gửi hồ sơ về cơ sở của bạn đến EU để xin được phê duyệt. Nếu cơ sở của bạn vẫn chưa được phê duyệt, bạn có thể liên lạc với cơ quan này để thúc đẩy tiến trình.

– Các sản phẩm thủy sản phải được đánh bắt bằng các đội tàu đã được công nhận ( đánh bắt sản phẩm tự nhiên) hoặc phải được sản xuất ở các trang trại đã đăng ký (nếu là sản phẩm nuôi trồng).

– Để chống lại việc đánh bắt trái pháp luật, chứng chỉ đánh bắt phải được gửi kèm theo cá nhập khẩu hoặc chuyển tải trong EU. Là nhà xuất khẩu, bạn phải đề nghị được cấp chứng chỉ đánh bắt cho sản phẩm đánh bắt khi xuất sang EU. Nếu một nước không đáp ứng những hướng dẫn của EU để ngăn ngừa loại bỏ đánh bắt trái luật, không được báo cáo và không điều tiết, điều này sẽ tạo rủi do bị cấm tạm thời trên thị trường thủy sản EU. Trong quá khứ điều naỳ đã sảy ra với các nước Belize, Cambodia, Guinea and Sri Lanka.

-Từ tháng 5./2016, FAO đang tiến hành công việc về vấn đề chứng chỉ đánh bắt toàn cầu để đảm bảo đánh bắt có trách nhiệm trên toàn thế giới.

Lời khuyên:

– Tham khảo chứng chỉ đánh bắt trên trang control of illegal fishing in the EU Export Helpdesk, or at the European Commission website on illegal fishing

– Các sản phẩm đánh bắt phải được kèm các chứng chỉ về sức khỏe. Chúng cần các chứng chỉ sức khỏe để khẳng định chúng đáp ứng các tiêu chuẩn cho xuất khẩu sang EU. Tham khảo health control in the EU Export Helpdesk.

Một số quy định khác

Có nhiều quy định khác đối với  các sản phẩm thủy sản đánh bắt xuất sang EU, những lưu ý như sau:

– Thiết lập hệ thống hành chính cung cấp hiệu quả cho người mua thông tin chính xác về các nguồn sản phẩm của bạn. Tránh làm việc với các nhà trung gian hoặc các nhà thương mại địa phương trừ khi bạn biết rõ sản phẩm có nguồn gốc từ đâu và được đánh bắt như thế nào.

– Nhận diện những yêu cầu các sản phẩm thủy sản cụ thể của bạn phải đáp ứng trên thị trường EU và những nước khác trên thế giới , tham khảo Code of Practice for Fish and Fishery products từ the Codex Alimentarius Commission (CAC).

Trong EU, các quy định của EU đồng nhất hầu hết với the Codes of Practices from the CAC.

* Để có danh sách đầy đủ về những yêu cầu cũng như quy định nhãn mác cụ thể cho cá, có thể tham khảo EU Export Helpdesk

Những quy định và quy tắc quan trọng nhất đề cập dưới đây

Vệ sinh:

Vệ sinh liên quan đến những quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với cá, gồm chất gây ô nhiễm, các chất gây ô nhiễm vi sinh và thực hiện HACCP. Hơn nữa, chúng cũng gồm bao bì và lưu kho (Ví dụ kiểm tra nhiệt độ và cũng cả trong suốt quá trình vận tải). Thực hiện HACCP là một trong các biện pháp bạn cần tính đến nhưng vệ sinh chung ở nhà máy của bạn cũng cần thiết và yếu tố quan trọng cho người mua tiềm năng. Tham khảo yêu cầu vệ sinh ở health control in the EU Export Helpdesk.

Truy xuất nguồn gốc và nhãn mác:

Quy định về truy suất nguồn gốc nghiêm ngặt hơn cho các sản phẩm thủy sản xuất sang EU có hiệu lực từ tháng 12/2014(Directive No. 1379/2013). Theo quy định này, nhãn mác phải cung cấp thông tin chính xác về thu hoạch và sản xuất sản phẩm. Chúng áp dụng cho tất cả thủy sản chưa chế biến cũng như một số đã chế biến, không đề cập đến xem nó đã được bao gói trước hay chưa.

Hệ thống nhãn mác mới cung cấp cho người tiêu dùng cơ hội lựa chọn thủy sản thu hoạch bằng các phương thức bền vững và từ các nguồn cụ thể. Một trong những thay đổi đáng kể nhất liên quan đến những đòi hỏi nhận diện thiết bị đã dùng để đánh bắt và khu vực đánh bắt.

Thay đổi gần đây khác là danh sách các chất gây dị ứng phải ghi trong nhãn mác (Directive No. 1169/2011).

Lời khuyên:

Tham khảo ví dụ nhãn mác các sản phẩm thủy hải sản như nhãn mác cho sản phẩm cá tươi sống chưa chế biến hoặc trước khi bao gói. Tham khảo thêm nhãn mác ghi các chất gây dị ứng trong Allergy Intolerance Guide – informal guidelines regarding the requirements of Regulation (EU) No 1169/2011 on the provision of food information to consumers. Annex 2 of the document shows the list of allergens. Tham khảo thông tin thêm về nhãn mác ở this EU Pocket Guide to the EU’s new fish and aquaculture consumer labels.

Các chất ô nhiễm

– Các chất ô nhiễm có thể thấy trong các sản phẩm thực phẩm như kết quả của nhiều giai đoạn trong chế biến. Chúng gồm kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân, dioxin và PCP cũng như PAHs. Cá xuất sang EU thường được kiểm nghiệm trước khi vận chuyển, thỉnh thoảng ở phòng lab của người mua, hoặc ở các phòng lab độc lập đã được công nhận.

Tham khảo thêm về chất ô nhiễm ở contaminants in the EU Export Helpdesk.

– Chất ô nhiễm vi sinh:  là vi khuẩn thấy trong cá và là một phần nội dung tiêu chuẩn của cá như đã được nêu trong quy định của EU số 2073/2005.

Ví dụ như mức histamine cao do quản lý nhiệt độ kém và có thể thấy ở cá ngừ và sardine . Nhiễm độc vi sinh có thể ngăn ngừa bằng các biện pháp vệ sinh đúng mức, ví dụ như đối với histamine thì dùng biện pháp làm lạnh ngay lập tức cá và quản lý nhiệt độ tốt trong tất cả các công đoạn.

Cũng giống như các chất nhiễm độc từ môi trường, nhiễm độc vi sinh phải được kiểm tra đối với cá xuất sang EU. Trong nhiều trường hợp, các nhà chế biến gặp khó khăn trong kiểm tra mức độ vi sinh vật ở khâu kiểm tra đầu vào. Bạn phải tuyên bố tiêu chuẩn tối thiểu cho các nhà cung cấp và thực hiện thử nghiệm đầu vào . Tham khảo health control in the EU Export Helpdesk.

2. Những yêu cầu thêm của người mua

Chứng chỉ an toàn thực phẩm như một sự đảm bảo thêm: Chương trình chứng chỉ an toàn hải sản thường được yêu cầu là IFS và/hoặc BRC. Bạn sẽ biết được chương trình này ở chủ yếu ở Bắc và Tây Âu. Các tiêu chuẩn ban đầu là tập trung vào kênh bán lẻ thực phẩm, nhưng sau này cũng trở thành những chương trình được công nhận trong hệ thống kênh dịch vụ thực phẩm (ví dụ các nhà hàng và nhà cung cấp dịch vụ ăn uống chất lượng cao). Chứng nhận phù hợp với 1 trong những chương trình này đóng vai trò quan trọng khi thâm nhập thị trường EU. Cả hai chương trình này đều dựa  trên cơ sở HACCP và tương tự như nhau về một số khía cạnh.

Lời khuyên:

– Đạt chứng chỉ BRC và/hoặc IFC có thể nâng cao cơ hội trong EU. Do vậy, bạn nên biết về những tiêu chuẩn này.

– Nếu bạn có kế hoạch đầu tư vào các thiết bị chế biến bạn nên cân nhắc những quy định để tránh phải xây dựng lại các cơ sở chế biến gây tốn kém khi sau này bạn lại muốn đạt chứng chỉ.

– Cần biết rõ lượng thời gian cần thiết và chi phí liên quan đến giai đoạn chuẩn bị. Phần khó khăn và đắt đỏ nhất của việc đạt chứng chỉ gồm khâu chuẩn bị để đáp ứng tiêu chuẩn. Chi phí cấp chứng chỉ thực tế thường chỉ chiếm 1 phần của tổng chi phí liên quan đến việc đạt chứng chỉ.

– Bạn cũng có thể  cân nhắc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ cấp chứng chỉ. Họ thường cung cấp cả dịch vụ cho khâu  chuẩn bị trước khi cấp chứng chỉ và cấp chứng chỉ.

3. Những yêu cầu của thị trường chuyên biệt là gì?

Nhãn sinh thái, một thị trường chuyên biệt  đang tăng trưởng.

Các sản phẩm thủy sản có nhãn sinh thái nhanh chóng đạt thị phần trong một số thị trường EU những năm gần đây. Các nước Tây và Bắc Âu như Hà lan và Đức là các thị trường hàng đầu của những mặt hàng thủy sản có nhãn eco. Đối với các nước Nam và Đông Âu thì nhãn sinh thái đang được sử dụng ở mức hạn chế.

Đối với các sản phẩm đánh bắt tự nhiên thì MSC là chương trình chứng chỉ chính. ASC là chứng chỉ quan trọng cho thủy sản nuôi trồng. Những nhãn sinh thái của người sử dụng khác áp dụng cho thủy sản là: Friend of the Sea, Dolphin Safe, RSPCA Freedom Food và GLOBALG.A.P. Friend of the Sea cũng áp dụng cho nuôi trồng thủy sản.

Trong khi tầm quan trọng của nhãn sinh thái dự báo sẽ tăng lên trong những năm tới thì sự khác biệt dự đoán vẫn chưa có nhiều thay đổi. Ở nhiều nước Tây và Bắc Âu, các siêu thị đã cam kết chỉ bán sản phẩm có nhãn sinh thái . Ví dụ năm 2015, khoảng 50% các kệ siêu thị ở Đức bán các sản phẩm thủy sản có nhãn sinh thái . Những năm tới dự báo nhãn này tăng cho các sản phảm thủy sản bán trong các siêu thị.

 (kỳ sau: Thông qua những kênh nào cá và thủy sản đông lạnh của bạn có thể vào thị trường EU )

(Nguồn CBI- Thương Vụ Việt Nam tại Hà lan lược dich)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here