Những tiến triển trong Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Campuchia (Phần 2)

0
56
  1. Những tiến triển trong quan hệ kinh tế

Trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – Campuchia liên tục gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt là con số 2,5 tỷ USD năm 2011 (tăng 73,5% so với cùng kỳ năm trước), đến năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 2,923 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Campuchia vào ngày 31-3-2012, hai bên đã cam kết nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2017. Sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại song phương khiến cho Trung Quốc mau chóng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đạt 3,77 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước; năm 2014 là 3,76 tỷ USD, giảm 9,39% so với cùng kỳ năm trước; năm 2015 là 4,43 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016, kim ngạch song phương đạt 4,76 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2017, đạt 5,79 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong lĩnh vực viện trợ: Ngay sau khi hai nước nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ cho Campuchia. Đen nay, Trung Quốc là nhà viện trợ lớn nhất của Campuchia. Năm 2012, trong chuyến thăm Campuchia vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tuyên bố viện trợ không hoàn lại 250 triệu NDT và cho vay ưu đãi 200 triệu NDT để Campuchia xây dựng phát triển kinh tế. Tiếp theo, vào tháng 6-2012, khi ông Hạ Quốc Cường thăm Campuchia, Trung Quốc cam kết cho Campuchia vay ưu đãi 419,5 triệu USD để mở rộng quốc lộ số 6, nâng cấp quốc lộ 44 và xây dựng một đập nước đa dụng tại tỉnh Battambang. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ giúp Campuchia xây dựng một bệnh viện tại thủ đô Phnom Penh, hỗ trợ Campuchia trong lĩnh vực phát triển hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp và điều khiển giao thông. Tháng 9-2012, trong chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen đến Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết Trung Quốc sẽ cho Campuchia vay 500 triệu USD trong vòng 5 năm để thực hiện 7 dự án về cầu cống, đường sá và hệ thống thủy lợi.

Tính đến cuối năm 2013, tổng số viện trợ phát triển của Trung Quốc cho Campuchia đã lên đến 2,935 tỷ USD, gồm: 235 triệu USD viện trợ không hoàn lại; 200 triệu USD vốn vay không lãi; 820 triệu USD tính theo lãi suất đồng NDT và 1,68 tỷ USD tính theo lãi suất đồng USD. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Hun Sen ngày 18-5- 2014, Trung Quốc đã cam kết viện trợ cho Campuchia số tiền lên đến 900 triệu NDT, trong đó viện trợ không hoàn lại 700 triệu NDT, cho vay không lãi suất 200 triệu NDT. Những khoản viện trợ phát triển của Trung Quốc thường được sử dụng trong các dự án xây dựng đường, cầu cống, hệ thống thủy lợi, phát triển y tế, giáo dục cũng như các dự án khác về an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cam kết cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trong thời gian ba năm 2016-2018 với số tiền khoảng 3,6 tỷ NDT, tương đương khoảng 600 triệu USD. Tháng 5-2017, Trung Quốc cam kết viện trợ không hoàn lại 1,65 tỷ NDT, tương đương khoảng 239 triệu USD cho Campuchia để xây dựng trường học, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, khơi thông kênh rạch; ngoài ra Trung Quốc cấp 450 triệu NDT (65,21 triệu USD) xây dựng bệnh viện quân đội ở Phnom Penh. Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến tháng 10-2017, Trung Quốc đã  cam kết cung cấp 4,8 tỷ USD viện trợ cho Campuchia, trong đó 1,13 tỷ USD là những khoản viện trợ không hoàn lại và viện trợ không lãi suất. Cùng với sạ phát triển quan hệ hai nước như hiện nay thì viện trợ của Trung Quốc dành cho Campuchia tăng lên nhanh chóng, nhất là trong bối cảnh Mỹ và phương Tây cắt giảm viện trợ cho Campuchia.

Trong lĩnh vực đầu tư: Đẩu tư của Trung Quốc vào nước này tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Năm 2011, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký kết với Campuchia 81 họp đồng đấu thầu mới, tăng 11 % so với cùng kỳ năm trước, với số vốn kinh doanh đạt 825 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính đên cuối năm này, số vốn lũy kế theo giá trị hợp đồng các công trình đấu thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Campuchai là 5,213 tỷ USD và số vốn lũy kế đã giải ngân Ià 2,881 tỷ USD. Đến năm 2012, tổng giá trị hợp đồng các công trình đấu thầu mới ký kết của doanh nghiệp Trung Quốc ở Campuchia đạt 2.955 tỷ USD, tăng 485,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó số vốn giải ngân đạt 1,171 tỷ USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối năm 2012, lũy kế tổng giá trị hợp đồng đấu thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Campuchia là 8,169 tỷ USD, trong đó lũy kế vốn giá trị giải ngân là 4,053 tỷ USD. Tính đến cuối năm năm 2017, số vốn đăng ký bao thầu của Trung Quốc tại Campuchia đạt 17,54 tỷ USD, trong đó số vốn giải ngân đạt 11 tỷ USD.

Tính đến cuối năm 2015, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc (FDI) tại Campuchia đạt 3,61 tỷ USD, Campuchia đầu tư ở Trung Quốc đạt 186 triệu USD. Riêng năm 2015, FDI của Trung Quốc tại nước này đạt 390 triệu USD. Riêng năm 2017, FDI của Trung Quốc tại Campuchia đạt 550 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

  1. Những tiến triển trong quan hệ quốc phòng – an ninh

Cùng với sự gia tăng quan hệ chính trị – ngoại giao, kinh tế, quan hệ quốc phòng – an ninh giữa hai nước cũng gia tăng mạnh mẽ. Campuchia là một trong những đối tác quan trọng nhất của Bắc Kinh trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc là nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Campuchia. Quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Sau khi nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ quốc phòng – an ninh Campuchia và Trung Quốc cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới. Chẳng hạn như vào năm 2010, Campuchia trao trả cho Trung Quốc 20 người tị nạn Hồi giáo Uighur mà Trung Quốc coi là phiến quân, đôi lại Campuchia đã được nhận ngay khoản viện trợ quân sự gồm 257 xe quân sự và 50.000 bộ quân phục, với tổng trị giá 1,2 tỷ USD.

Đồng thời, Trung Quốc và Campuchia đã tích cực thắt chặt hơn nữa quan hệ quốc phòng – an ninh bằng các chuyến viếng thăm lẫn nhau của các quan chức quốc phòng an ninh hai bên. Trong chuyến thăm Phnom Penh 4 ngày (từ 27 đến ngày 30-5-2012) và trong cuộc họp kín giữa hai lãnh đạo quốc phòng hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quôc Lương Quang Liệt hứa viện trợ cho Campuchia 20 triệu USD trong một thỏa thuận được ký kết chỉ chưa đầy 24 giờ trước khi Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN diễn ra tại Phnom Penh, ngày 29-5-2012. Theo tờ Bưu điện Phnom Penh, số viện trợ này là để “cảm ơn” Campuchia giải thích cho Bộ trưởng các quốc gia ASEAN về lập trường đối với vấn đề Biển Đông của Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cho Phnom Penh vay số tiền lớn với lãi suất ưu đãi để mua sắm trang thiết bị quân sự, kể cả các máy bay tuần tiễu, máy bay trực thăng quân sự và tổ chức một khóa học kéo dài 6 tuần về tháo gỡ bom mìn cho lực lượng vũ trang Campuchia. Theo như hợp đồng được ký kết vào tháng 8-2011, Trung Quốc đồng ý cung cấp 12 chiếc trực thăng quân dụng cho phía Campuchia với trị giá 195 triệu USD. Tiếp đó, trong chuyến thăm Campuchia của tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc vào cuối tháng 1-2013, hai nước đã ký kết Hiệp ước viện trợ quân sự Trung Quốc – Campuchia, trong đó có việc Trung Quốc sẽ huấn luyện quân đội và bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Campuchia. Chuyến hàng “viện trợ” đầu tiên gồm 12 máy bay trực thăng vũ trang (nói trên) được thực hiện ngay lập tức sau khi hiệp ước này có hiệu lực.

Bên cạnh đó, Trung Quốc và Campuchia cũng đã hai lần tập trận chung. Năm 2016, Campuchia và Trung Quốc đã tổ chức tập trận “Rồng vàng” lần thứ nhất tại tỉnh Kampong Speu, VƠI 85 binh sỹ Trung Quốc và 256 binh sỹ Campuchia tham dự. Hai bên tổ chức diễn tập trên các lĩnh vực sửa chữa đường, rà phá bom mìn và các vật liệu nổ, xây dựng cầu và tái định cư cho nạn nhân bị thiên tai. Tháng 3-2018, Trung Quốc và Campuchia đã tổ chức cuộc tập trận “Rồng vàng” lần thứ hai với chủ đề “chống khủng bổ và hoạt động nhân đạo” tại khu huấn luyện lục quân tỉnh Kampong Speu nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

  1. Những tiến triển trong các lĩnh vực khác

Ngoài đẩy mạnh hợp tác chính trị – ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, vấn đề du lịch và tìm hiểu lịch sử mỗi nước được hai bên đẩy mạnh. Sự phát triển du lịch đã tạo ra nguồn thu lớn cho Campuchia và là nhân tố gia tăng các dòng người Hoa đến đến Campuchia đầu tư làm ăn buôn bán và định cư. Năm 2010 Campuchia thu hút khoảng 250.000 lượt khách du lịch quốc tế, đem 75 tỷ USD cho nước này, trong đó khách Trung Quốc đạt 178.000 lượt khách. Năm 2011, Campuchia đã thu hút 288.000 lượt khách du lịch quốc tế, trong đó khách du lịch Trung Quốc đạt 247.000 lượt, đứng vị trí thứ 3 sau Việt Nam và Hàn Quốc.

Năm 2013, số khách du lịch Trung ouôc đến Campuchia đạt khoáng 470 người, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, năm 2016, khoảng hơn 800 nghìn lượt người, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Dự tính năm 2018 sô khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia đạt khoảng 1,8 triệu lượt người, tăng khoảng 80% so với năm 2017.

Chính phủ Campuchia đã đưa ra Chiến lược thị trường thu hút khách du lích Trung Quốc, đến năm 2020 thu hút khoảng 2 triệu lượt khách Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Campuchia đã tích cực cải thiện môi trường du lịch, nâng cao sản phẩm và chất lượng du lịch, mở thêm nhiều chuyến bay trực tiếp, sử dụng cả 3 ngôn ngữ là tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh trong các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, các trang mạng du lịch và trong sách hướng dân du lịch, nâng cao chất lượng các món ăn Trung Quốc.

Thay lời kết

Với việc Trung Quốc gia tăng thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đối với Campuchia, đặc biệt trong giai đoạn gần đâ đã giúp Trung Quốc tiến từng bước sâu hơn trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á. Điều này khiến cho Trung Quốc mau chóng trở thành đối “người bạn số một” của Campuchia. Hai bên đã ủng hộ mạnh mẽ lẫn nhau trong các diễn đàn song phương và đa phương. Dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của Campuchia, Trung Quốc cũng gặt hái được nhiều thành công hơn trong chiến lược gia tăng ành hưởng đối với khu vực, nhất là đối với ASEAN. Đối với Campuchia, một quốc gia đang “khát vốn” về mặt kinh tế, việc gia tăng quan hệ với Trung Quốc giúp Campuchia vừa giải quyết trước mắt về vấn đề kinh tế và có được “chỗ dựa” về mặt chính trị – an ninh. Cho nên, nhìn nhận từ cà hai phía thì cả Trung Quốc và Campuchia đều mong muốn thắt chặt quan hệ toàn diện với nhau và hai bên đều đánh giá quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp./.

(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here