Phi công nghiệp hóa sớm: Tự động hóa không phải là mối đe dọa lớn đối với công nhân tại các quốc gia mới nổi như nhiều người thường nói.
Số lượng hàng may sẵn xuất khẩu của Bangladesh nhiều hơn 60% so với Ấn Độ – một quốc gia với số dân gấp hơn 8 lần Bangladesh. Trên những con phố tấp nập của Dhaka, thủ đô Bangladesh, những chiếc xe van trắng di chuyển vội vã trong làn xe cộ để làm “Nhiệm vụ xuất khẩu khẩn cấp” – dòng chữ được sơn dọc thân xe phần nào làm người ta liên tưởng đến những chiếc xe cứu thương. Sự thành công của ngành công nghiệp thâm dụng lao động này đã giúp Bangladesh trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2014, dựa trên đánh giá của Ngân hàng Thế giới.
Tuy nhiên, một số người cho rằng ngành công nghiệp dệt may của Bangladesh hiện đang phải đối mặt với một vấn đề khó khăn không kém gì tình trạng giao thông tại nước này: đó là mối đe dọa từ tự động hóa. Robot đã trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất khác, nhưng vẫn khá hiếm trong ngành dệt may. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), trong 1,63 triệu robot công nghiệp đang hoạt động trên toàn thế giới trong năm 2015, chỉ có 1.580 robot được sử dụng trong ngành dệt may, quần áo và đồ da.
Đối với robot, dệt may là một công việc khá khó khăn do vật liệu sản xuất quá mềm. Khi nhấc lên hay đặt xuống, miếng vải sẽ mất đi hình dáng, bị nhàu và gấp nếp lại dưới các hình dạng không thể đoán trước. Điều này sẽ khiến robot khó có thể nhận biết được vật liệu nó đang xử lý là gì và khi nào nó nên hành động. Theo ông Michael Chui, Viện nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, “tự động hóa các hoạt động của một nhà thiết kế thời trang còn dễ hơn tự động hóa hoạt động của các thợ may quần áo”.
Ông Jian Dai, giáo sư về robot của Đại học King’s College London, từng miêu tả mức độ khéo léo kỳ công của robot cần phải có dù chỉ để là quần áo, công việc mà bất kỳ thanh thiếu niên nào cũng có thể làm được (dù không phải lúc nào cũng sẵn sàng làm). Việc là quần áo đòi hỏi robot phải có cảm biến nhiệt để tìm các mép của miếng vải, sau đó phải kẹp chặt các mép đó giữa các đầu ngón tay của robot. Robot cũng phải duy trì độ căng và phẳng của vải cũng như phải giữ thẳng các đường may. Theo giáo sư Dai, để làm được tất cả những điều này, robot cần phải có nhiều các bộ phận di chuyển được kết nối trong một chuỗi động mạch.
Một công ty đang phải đối mặt với các thách thức tương tự là SoftWear Automation, có trụ sở ở Atlanta, tiểu bang Georgia, Mỹ, cách Dhaka 8.000 dặm. Sản phẩm Sewbot của công ty sử dụng máy ảnh tốc độ cao để kiểm soát tấm vải, ống hút chân không để nhấc và xoay các mảnh vải, và các bi quay gắn trên bề mặt hoạt động để di chuyển tấm vải qua lại. Palaniswamy Rajan, giám đốc điều hành của công ty, cho biết: “Công nghệ của chúng tôi có khả năng giúp robot thao tác xử lý tấm vải giống như một thợ may”. Các máy móc của Rajan đã có thể sản xuất các sản phẩm đơn giản như gối và thảm nhà tắm ở quy mô thương mại. Năm sau, công ty hi vọng có thể sản xuất dòng sản phẩm áo phông. Công ty cho biết một máy Sewbot có thể sản xuất 1.142 chiếc áo phông trong một ca 8 tiếng, gấp 17 lần số lượng một công nhân dệt may truyền thống có thể sản xuất trong cùng khoảng thời gian tương tự.
Những sáng kiến này ở Atlanta phản ánh bước tiến lớn hơn trong công nghệ robot. Theo ông Chui, các loại robots đang trở nên rẻ hơn, an toàn hơn, linh hoạt hơn và dễ sử dụng hơn. Không như những robot công nghiệp hiện nay phải giữ trong lồng kín, các robot đời mới nhất có thể được sử dụng trong không gian làm việc đông đúc. Chúng có thể được “lập trình” một cách dễ dàng, với từ “lập trình” được ông Chui đặt trong ngoặc kép do lập trình robot hoàn toàn không yêu cầu đến việc mã hóa.
Giờ đây robot không chỉ dành riêng cho các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay Đức. Theo IRF, trong năm 2015, 1/3 tổng số robot công nghiệp đã được chuyển tới các quốc gia có thu nhập trung bình, phần lớn số robot này được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất ô tô và đồ điện tử. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia mua nhiều robot nhất trên thế giới.
Hiệu suất ngày càng gia tăng của robot đã khiến nhiều nhà kinh tế học phải nhìn nhận lại một số mô hình phát triển thành công truyền thống của mình. Theo công trình nghiên cứu của Simon Kuznets trong các thập niên 1960 và 1970, phát triển kinh tế hiện đại đòi hỏi cần phải chuyển nguồn lực từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, và sau đó từ công nghiệp sang các ngành dịch vụ. Vòng cung của quá trình công nghiệp hóa này được cho là sẽ làm cho các nước nghèo giàu lên trước khi công nghiệp hóa dần biến mất, nhường chỗ cho các ngành dịch vụ phức tạp.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu robot làm việc tại các nhà máy thay vì con người? Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey tính rằng, về mặt kỹ thuật, 67% số công việc trong nền công nghiệp của Ấn Độ có thể được tự động hóa (dù về mặt kinh tế là không hợp lý). Indonesia và Thái Lan cũng cho những con số tương tự. Nếu các quốc gia chậm phát triển không chuyển dịch đủ lao động vào ngành công nghiệp, các lợi ích của gia tăng năng suất trong sản xuất sẽ không có tính lan tỏa đối với nền kinh tế. Cơ hội phát triển của các nước này sẽ bị quá trình tự động hóa bóp nghẹt.
Theo ông Dani Rodrik đến từ Đại học Havard, vòng cung công nghiệp hóa trên thực tế đã thay đổi. Hiện nay, tại các nền kinh tế mới nổi, số lượng lao động của ngành công nghiệp đang tăng ở mức thấp hơn so với trước đây và tại thời điểm sớm hơn trong giai đoạn phát triển của các nền kinh tế. Ông Rodrik cho biết, xu hướng phi công nghiệp hóa sớm này “không phải là tin tốt cho các quốc gia đang phát triển”.
Tuy nhiên, kết quả phân tích của giáo sư Rodrik thực sự không quá đáng lo ngại. Ông chỉ ra rằng Châu Á tới nay đã tránh được xu hướng phi công nghiệp hóa sớm, và về tổng thể, Châu Phi hạ Sahara cũng vậy. Xu hướng này chỉ thể hiện rõ nhất ở Nam Mỹ, và nó phản ánh việc các quốc gia Mỹ Latinh dần từ bỏ việc “thay thế nhập khẩu” (Import Substitution) từ sau những năm 1960, khi chính phủ các nước này cắt giảm các hàng rào thuế quan đưa ra để bảo