Nhật Bản hạn chế xuất khẩu đối với Hàn Quốc làm gia tăng tính bất ổn của nền kinh tế thế giới

0
454
ảnh minh hoạ
ảnh minh hoạ

Ngày 01/7/2019, Nhật Bản tuyên bố kể từ ngày 04/7/2019 sẽ thắt chặt việc kiểm soát và hạn chế xuất khẩu 3 hạng mục vật liệu bán dẫn được sử dụng trong điện thoại thông minh và màn hình vô tuyến. Quyết định này đã làm chấn động chính giới và các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội Hàn Quốc. Ngành sản xuất bán dẫn là sản nghiệp chủ lực của Hàn Quốc, tuy nhiên ngành này hiện đang phụ thuộc rất cao vào nguồn cung ứng vật liệu từ Nhật Bản. Biện pháp này của chính phủ Nhật Bản không chỉ có ảnh hưởng mạnh tới kinh tế Hàn Quốc, quan hệ Nhật-Hàn mà còn tác động mạnh tới chuỗi cung ứng sản xuất và hợp tác kinh tế khu vực ở Đông Bắc Á, làm tăng thêm nhân tố mất ổn định đối với kinh tế thế giới.

Do tác động của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm hơn 8% (xuất khẩu của Hàn Quốc chiếm 40% GDP). Mặt khác, Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu bán dẫn của Nhật Bản, trong đó có một số sản phẩm lệ thuộc lên tới trên 90%, mà Nhật Bản lại sản xuất chiếm tỉ lệ áp đảo thị phần trên thế giới, Hàn Quốc rất khó tìm kiếm thay thế được sản phẩm có chất lược cao như các sản phẩm của Nhật Bản. Xét về sản nghiệp, sản xuất bán dẫn là ngành sản xuất trụ cột của Hàn Quốc, các tập đoàn lớn về khoa học công nghệ như Samsung có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Do vậy, Nhật Bản thông qua biện pháp hạn chế xuất khẩu nguyên liệu không thể thay thế đã đánh vào ngành sản xuất trụ cột của Hàn Quốc từ đó gây ra tác động mạnh tới nền kinh tế Hàn Quốc. 

Theo phân tích của báo chí hai bên, có khả năng gia tăng ưu thế của Nhật Bản trong quan hệ kinh tế song phương, đánh vào sức cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn. Có chuyên gia cho rằng, Nhật Bản muốn lợi dụng cơ hội này để làm lung lay vị trí của ngành bán dẫn Hàn Quốc, làm thay đổi cục diện cạnh tranh ngành bán dẫn.

Ảnh hưởng tới kinh tế Đông Bắc Á, thậm chí cả thế giới.

Tranh chấp Nhật-Hàn tác động tới kinh tế cả hai nước, thậm chí chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ nhất, kinh tế Hàn Quốc hiện đang chịu áp lực to lớn. Theo báo cáo tháng 7 của Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nguyên vật liệu của Nhật Bản cùng với chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và ngành sản xuất bán dẫn suy yếu khiến đầu tư và xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn. Theo báo cáo, nếu thắt chặt xuất khẩu nguyên liệu của Nhật làm Hàn Quốc thiếu đi 30% nguyên liệu sẽ khiến GDP của Hàn Quốc giảm 2,2%, nếu như Hàn Quốc áp dụng biện pháp đáp trả sẽ khiến GDP của Hàn Quốc giảm 3,1% và GDP Nhật Bản giảm 1,8%. Nếu doanh nghiệp Hàn Quốc không đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu mà bị thiếu hụt tới 45% thì GDP của Hàn Quốc sẽ bị suy giảm 4,2%.

Thứ hai, sẽ tác động tới các công ty công nghệ lớn như LG, Samsung, SK Group cả ở khâu sản xuất thượng nguồn như vật liệu và thiết bị, cũng như hạ nguồn như điện thoại thông minh và cũng ảnh hưởng tới các công ty cung cấp nguyên liệu của Nhật Bản, mất đi thị trường ổn định. Tác động cả tới các sản phẩm hạ nguồn như điện thoại thông minh, vô tuyến, máy tính của các hãng điện tử của Nhật Bản, Mỹ do vấn đề cung cấp linh, phụ kiện gặp trục trặc. Do vậy, việc thắt chặt xuất khẩu của Nhật Bản sẽ tác động tới chuỗi sản xuất, làm hại cả kinh tế Nhật Bản cũng như thế giới.

Cuối cùng, tiến trình hợp tác kinh tế khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương bị cản trở. Hợp tác Trung-Nhật-Hàn vốn là điểm tựa quan trọng của nhất thể hóa kinh tế khu vực Đông Á, thậm chí là của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thúc đẩy FTA Trung-Nhật-Hàn không chỉ có lợi cho sự phát triển ổn định của khu vực và sự tăng trưởng của kinh tế thế giới, và cũng mang lại tín hiệu chống lại sự bảo hộ mậu dịch, duy trì cơ chế và vai trò của thương mại đa phương. Do sự xấu đi của quan hệ Nhật-Hàn, đàm phán FTA Trung-Nhật-Hàn bị làn mây đen che phủ. Từ góc độ hợp tác rộng lớn hơn như đàm phán RCEP khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Đàm phán RCEP gồm 16 nước kể cả Trung, Nhật, Hàn, Úc, Ấn Độ… đã đi vào giai đoạn cuối, tháng 3 năm 2019 Hội nghị cấp Bộ trưởng đã khẳng định nhận thức chung về thúc đẩy kết thúc đàm phán trong năm 2019. Trong giai đoạn then chốt thì quan hệ Nhật, Hàn gặp mâu thuẫn, khiến cho viễn cảnh đàm phán gặp biến số, liệu có thực hiện được mục tiêu hay không còn là dấu hỏi lớn.

Thời cơ và thách thức của sự thay đổi tình hình kinh tế thế giới

Nhật Bản và Hàn Quốc đều là hai nền kinh tế quan trọng của thế giới, tranh chấp hai bên sẽ gia tăng tính bất ổn đối với kinh tế thế giới. Lần hạn chế xuất khẩu này của Nhật Bản thể hiện năng lực “một phát trúng đích”, kiềm chế đối phương của mình, thể hiện vai trò của Nhật Bản trong chuỗi cung ứng thượng nguồn. Hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ đang gây ra rủi ro to lớn cho kinh tế thế giới, và tranh chấp Nhật Bản, Hàn Quốc càng làm cho tình hình kinh tế thế giới thêm nghiêm trọng. Nhật Bản hạn chế xuất khẩu nguyên liệu bán dẫn cho Hàn Quốc làm thay đổi chuỗi sản xuất, tức là tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc tăng thị phần, thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ, nâng cấp cơ cấu ngành nghề. Tuy nhiên, cần chú ý, Trung Quốc và Mỹ vẫn còn khoảng cách về khoa học công nghệ. Trong tình hình kinh tế thế giới biến động hiện nay, cơ hội và thách thức cùng tồn tại.

(TLSQVN tại Nam Ninh, Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here