Nhật Bản đầu tư mạnh vào ngành dịch vụ

0
45
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê, đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực dịch vụ bắt đầu tăng mạnh từ quý IV/2016 và tăng 9,2% trong nửa đầu năm 2018, mức tăng mạnh nhất trong gần 3 năm qua.

Hoạt động đầu tư của Nhật Bản đang chuyển mạnh sang lĩnh vực dịch vụ, làm dấy lên sự quan ngại về khả năng các phần mềm và hệ thống tự kiểm danh và thanh toán sẽ đưa người Nhật rời xa “omotenashi” – sự tận tâm và thân thiện được ngợi ca của Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, “omotenashi” đã giúp Nhật Bản đứng số một thế giới về sự hài lòng của khách hàng trong năm 2017.

Tuy vậy, xu hướng chuyển sang tự động hóa giúp tăng năng suất lao động và thoát gỡ nút thắt cho tăng trưởng kinh tế song đánh dấu sự thoái lui của nền văn hóa hướng tới dịch vụ, nơi mà khách hàng là “thượng đế”.

Nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản đang đối mặt tình trạng dân số già hóa và vì vậy, một số nhà bán lẻ cần phải thay đổi mô hình kinh doanh. Theo số liệu của Liên hợp quốc, dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản dự kiến giảm 35% xuống còn 50,7 triệu người trong năm 2065, từ mức 78,1 triệu người năm 2015.

Điển hình là việc công ty Matsuya Foods Holdings Co chuyển mô hình kinh doanh của các nhà hàng chuyên về các món ăn liên quan tới thịt bò thành loại hình tự phục vụ, theo đó khách hàng sẽ tự lấy đồ ăn, thức uống và dọn bát đũa sau khi ăn. Còn công ty Fast Retailing Co đã lắp đặt các thiết bị tự thanh toán tại 195 cửa hàng kinh doanh hàng may mặc bình dân GU. Fast Retailing cho hay khách hàng tỏ ra thích thú đối với các thiết bị trên, song công ty này sẽ không cắt giảm đội ngũ nhân viên. Các cửa hàng bán hàng không có nhân viên phục vụ như thế này có thể sẽ được mở tại nhiều nơi để đối phó với tình trạng thiếu nhân công./.

Nguồn: TTXVN.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here