Ngoại giao kinh tế nước lớn và hệ thống quản trị toàn cầu: Phân tích chiến lược ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ và sự tương tác của nó (Phần 2)

0
104
ảnh minh hoạ
ảnh minh hoạ

Tương tác ngoại giao kinh tế và cạnh tranh về chế độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Sau khi Trump lên nắm quyền, nhấn mạnh “nước Mỹ trên hết” trong ngoại giao và hình thành lên đường lối ngoại giao “chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc” của Trump; “lấy sức mạnh để thay đổi lãnh đạo” thành “lấy sức mạnh đổi lợi ích và duy trì sự lãnh đạo”. Chính quyền Trump đã cho thấy các đặc điểm của “xu hướng thực lực và lợi ích”, mô hình “giao dịch” và “định hướng kết quả” trong chính sách đối ngoại của mình. Chính quyền Trump từ chối sử dụng cơ chế đa phương như một phương tiện để thúc đẩy lợi ích của Mỹ, làm suy yếu sự hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế quốc tế lớn và thậm chí rút khỏi các tổ chức quốc tế không có hoặc có mối quan hệ với lợi ích của Hoa Kỳ; đồng thời, tăng cường phòng ngừa và ngăn chặn “Vành đai và Con đường”, AIIB của Trung Quốc.

Trong con mắt của Hoa Kỳ, việc Trung Quốc không ngừng thúc đẩy chủ nghĩa trọng thương (hoặc gọi là: Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước) tạo ra cạnh tranh không công bằng. Trump thích cách đàm phán song phương dưới danh nghĩa “thương mại công bằng”, điều này được hiểu theo logic là Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất, sẽ có lợi khi thay thế đàm phán thương mại đa phương bằng đàm phán thương mại song phương, tận dụng sự hấp dẫn lớn của thị trường Mỹ, dùng thuế quan áp đặt nước khác để đạt được lợi ích đàm phán lớn hơn. Có thể thấy rằng các cuộc đàm phán song phương, tỷ giá Nhân dân tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, cạnh tranh công nghệ cao và kiểm soát các ngành công nghiệp chiến lược.

Ở cấp độ khu vực, Hoa Kỳ, Mexico và Canada đã ký Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) để thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ. Điều khoản được gọi là “thuốc độc” (Nếu 1 trong 3 thành viên ký thỏa thuận thương mại tự do với một nước có nền kinh tế phi thị trường, 2 thành viên còn lại có quyền chấm dứt USMCA theo điều 32.10 với điều kiện thông báo trước 6 tháng, và ký một hiệp định với những điều khoản tương tự với bên thứ 3) trong Hiệp định mới là hạn chế các nước kinh tế phi thị trường, điều này rõ ràng nhắm vào Trung Quốc. Các quan chức Mỹ đã công khai tuyên bố rằng thoả thuận này sẽ trở thành khuôn mẫu cho các cuộc đàm phán thương mại tự do trong tương lai. Có thể thấy rằng, ý định của chính quyền Trump là sử dụng luật pháp trong nước và tăng cường phối hợp với các đồng minh lớn để đạt được sự nâng cấp và mở rộng toàn diện khuôn khổ đa phương và khu vực nhằm hạn chế và làm suy yếu Trung Quốc. Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình đàm phán Hiệp định RCEP và Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc. Là quốc gia hưởng lợi từ các cơ chế thương mại tự do và đa phương, Trung Quốc cũng có trách nhiệm cùng nhau bảo vệ chủ nghĩa đa phương; ở cấp độ đa phương, WTO đối mặt với một vấn đề nan giải chưa từng thấy đó là chính quyền Trump nhiều lần đe doạ rút khỏi WTO, trên thực tế phần lớn nhắm vào trung Quốc với cái gọi là “thân phận quốc gia đang phát triển, địa vị kinh tế thị trường, trợ cấp của chính phủ và doanh nghiệp nhà nước”. Nỗ lực của Hoa Kỳ là giải quyết nền kinh tế phi thị trường của Trung Quốc và các yếu tố đang là vấn đề trung tâm của cải cách WTO, từ bỏ hai nguyên tắc cơ bản của WTO là “đãi ngộ tối huệ quốc” và “ràng buộc thuế quan”. Đối mặt với môi trường bên ngoài phức tạp, Trung Quốc cần hợp tác với các nước phát triển như EU và nhiều nước đang phát triển để bảo vệ trật tự hệ thống đa phương, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và không lay chuyển, cải cách phù hợp với tinh thần của khuôn khổ đa phương. Trong việc duy trì sự ổn định của các hệ thống tiền tệ, tài chính và kinh tế toàn cầu, động lực hợp tác Trung – Mỹ cũng sẽ suy yếu. Việc chống toàn cầu hoá của chính quyền Trump không phải việc từ bỏ lợi ích của toàn cầu hoá, mà để thoát khỏi trách nhiệm lãnh đạo toàn cầu hoá. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng lợi ích của Mỹ trong tham gia hợp tác quản trị toàn cầu với các quốc gia khác bao gồm cả Trung Quốc.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, với sự tăng cường mạnh mẽ của sức mạnh toàn diện của Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu ủng hộ đa cực chính trị kinh tế quốc tế và dân chủ hoá quan hệ quốc tế. Là một cường quốc thị trường mới nổi, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã dần tiến đến “một cực” của hệ thống kinh tế toàn cầu. Tương tự như Mỹ sau Thế chiến II, Trung Quốc đã cải thiện vị thế của mình trong hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu thông qua ngoại giao tài chính, thương mại và đầu tư, cải cách thể chế quản trị và đã nắm giữ một vai trò quan trọng.

Trong lịch sử, sự trỗi dậy của các nước mới nổi không nhất thiết dẫn đến xung đột gay gắt, và chiến lược mà các bên lựa chọn là rất quan trọng. Trao đổi kinh tế thương mại là một công cụ mạnh mẽ cho ngoại giao, có thể thay thế chiến tranh như một nguồn sức mạnh mạnh mẽ và ảnh hưởng đến các quốc gia khác thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau nhờ “hiệu ứng cung ứng” và “hiệu ứng tác động”. Chính sách ngoại giao kinh tế của Mỹ đã phối hợp mối quan hệ với các nước khác trong thời kỳ trỗi dậy, để Mỹ cuối cùng có thể thay thế Vương Quốc Anh thiết lập hệ thống quản trị kinh tế quốc tế rộng lớn nhất trong lịch sử.

Kinh nghiệm của Mỹ trong việc định hình hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu thông qua ngoại giao kinh tế là tài liệu tham khảo hữu ích cho ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc khác với Mỹ của Thế chiến II về sức mạnh quốc gia và môi trường quốc tế bên ngoài. Hoa Kỳ đã trải qua khủng hoảng kinh tế và chiến tranh trong bối cảnh kinh tế vượt qua Anh trong nhiều năm và có lợi thế vượt trội. Những bài học đau đớn về cuộc khủng hoảng, đã thúc đẩy Mỹ thay tư tưởng về chủ nghĩa cô lập và trung lập trở thành chủ động định hình trật tự sau chiến tranh. Thông qua cuộc tranh giành ngoại giao kinh tế còn nhiều khó khăn, hệ thống Betton Woods đã có thể hoạt động đầy đủ và hiệu quả. Trung Quốc hy vọng sẽ thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế theo hướng bao quát hơn, hài hoà và cân bằng hơn, hy vọng sẽ cung cấp nhiều hàng hoá công cộng quốc tế hơn. Việc thiết kế các chương trình và khái niệm hành vi của Trung Quốc cho quản trị kinh tế toàn cầu không thách thức các quy tắc hiện hành và duy trì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ càng nhiều càng tốt, xây dựng một khuôn khổ ổn dịnh và cân bằng cho mối quan hệ giữa các cường quốc.

Sự tương tác giữa chính trị và kinh tế, sự chuyển đổi các mục tiêu và phương tiện giữa hai bên là chuẩn mực của ngoại giao của các nước lớn. Là một công cụ phân phối cân bằng lợi ích kinh tế và quyền lực thể chế của các nước lớn, ngoại giao kinh tế theo đuổi lợi ích quốc gia, tham gia vào việc chuyển giao quyền lực thế giới, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trật tự thế giới, bao gồm cả hệ thống quản trị. Mỹ là quốc gia đi đầu trong thúc đẩy ngoại giao kinh tế các nước lớn, sử dụng thành công chiến lược ngoại giao kinh tế để định hình và duy trì quyền lực hàng đầu của nền kinh tế chính trị quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã trở thành số một thế giới, từ bỏ chủ nghĩa trung lập và cô lập, lên kế hoạch xây dựng trật tự chính trị và kinh tế quốc tế trong tương lai. Trong quá trình thiết kế, hình thành, thực hiện và duy trì và phát triển hệ thống quốc tế sau chiến tranh, cạnh tranh ngoại giao kinh tế do các nước lớn, như Anh và Hoa Kỳ phát động đã thúc đẩy hình thành và phát triển của hệ thống dựa trên hệ thống Bretton Woods.

Trung Quốc là một ngôi sao đang lên của ngoại giao kinh tế với các nước lớn. Kể từ khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế bằng cách hội nhập vào thị trường toàn cầu, tham gia phân bổ nguồn lực toàn cầu và phân chia hệ thống lao động toàn cầu, đã trải qua sự chuyển đổi vai trò của hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu. Điều này thúc đẩy sự đổi mới của hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu, mục tiêu ngoại giao kinh tế của Trung Quốc đang dần chuyển từ nhiệm vụ ban đầu là “lợi ích kinh tế” sang “sức mạnh thể chế”. Khác với môi trường bên ngoài của Mỹ và Anh trong cuối Thế chiến II, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh tổng hợp quốc gia hiện khó cạnh tranh với Mỹ. Tranh chấp ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ chủ yếu tập trung vào sự phối hợp lợi ích trong các cơ chế song phương. Trong các cơ chế khu vực và đa phương, Trung Quốc có thể phát huy lợi thế của mình, ủng hộ và lãnh đạo các tổ chức thể chế mới trong các lĩnh vực cụ thể và tìm cách cải cách, bổ sung và cải thiện hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu.

Chiến lược ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ và sự tương tác là những lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu. Sự tương tác giữa hai bên liên quan đến các khu vực song phương, khu vực và đa phương; Ngoại giao Nguyên thủ đã trở thành một hình thức quan trọng của tương tác ngoại giao. Trong trường hợp các cơ chế song phương, tần suất tương tác ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ sẽ tăng lên, sự hội tụ của lợi ích chung trong cạnh tranh toàn diện có thể trở thành một đặc điểm của tương tác song phương trong tương lai. Sự kết hợp giữa ngoại giao Nguyên thủ và đối thoại chiến lược với các hình thức tương tác ngoại giao khác ở nhiều cấp độ khác nhau có thể kiểm soát hiệu quả hơn sự khác biệt, tránh đánh gía sai chiến lược và thúc đẩy hợp tác.

Việc Mỹ rút khỏi một số cơ chế đa phương gần đây và sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã sử dụng các chiến lược ngoại giao kinh tế để bảo vệ trật tự hệ thống đa phương hiện có với một số nước phát triển và nhiều nước đang phát triển. Trung Quốc giữ các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại và phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, theo đuổi vị thế lớn hơn trong quản trị kinh tế toàn cầu tương thích với khả năng kinh tế của Trung Quốc, cung cấp cho thế giới “hàng hoá quốc tế” để thúc đẩy tốt hơn việc xây dựng một cộng đồng quốc tế vững mạnh.

(Nguồn: ĐSQVN tại Bắc Kinh, Trung Quốc)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here