Ngoại giao kinh tế nước lớn và hệ thống quản trị toàn cầu: Phân tích chiến lược ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ và sự tương tác của nó (Phần 1)

0
148
ảnh minh hoạ
ảnh minh hoạ

Tương tác ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ và cải cách hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu

Tương tác ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ liên quan đến các lĩnh vực song phương, khu vực và đa phương, ngoại giao Nguyên thủ đã trở thành một hình thức quan trọng trong ngoại giao. Sức mạnh kinh tế hiện nay của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh tổng hợp, khó cạnh tranh với Mỹ; cạnh tranh ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ chủ yếu tập trung vào sự điều phối lợi ích trong các cơ chế song phương. Trong cơ chế khu vực và đa phương Trung Quốc có thể phát huy lợi thế của mình, khởi xướng và dẫn dắt một số hệ thống mới trong một số lĩnh vực đặc thù. Trung Quốc là một người xây dựng và cải cách trong hệ thống quốc tế hiện tại, không phải là một không gian thể chế lớn hơn phù hợp với khả năng kinh tế của chính mình, nhằm mục đích cung cấp cho thế giới những sản phẩm công cộng quốc tế.

Quá trình tương tác ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ

Kể từ khi cải cách mở cửa, sự phát triển của quan hệ ngoại giao kinh tế Trung – Mỹ có thể được chia thành năm giai đoạn: (i) Giai đoạn nền tảng 1978 – 1990. Trong bối cảnh cải cách mở cửa của Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Mỹ, hai bên đã thiết lập nguyên tắc ưu tiên cho lợi ích kinh tế và dần thiết lập cơ sở hợp tác ngoại giao kinh tế như nguyên tắc tối huệ quốc và ký kết hiệp định quan hệ thương mại Trung – Mỹ; (ii) Giai đoạn 1991 – 2000, giai đoạn này được đánh dấu bằng việc tách rời nhân quyền và tối huệ quốc, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Mỹ không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan và thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn giữa hai bên; (iii) Giai đoạn thể chế hoá từ năm 2001-2007. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung – Mỹ đã thiết lập các cơ chế tham vấn chiến lược song phương như đối thoại kinh tế chiến lược, Uỷ ban liên hợp thương mại, Ủy ban liên hợp kinh tế, Ủy ban liên hợp KHKT để tăng cường hơn nữa các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế song phương; (iv) Giai đoạn hợp tác chính từ 2008-2012. Trung – Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và sự ổn định kinh tế của thế giới. Mỹ công nhận vai trò không thể thiếu của Trung Quốc trong hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu. Hai cường quốc Trung – Mỹ đã tăng cường sự tương tác thông qua Hội nghị thượng đỉnh G20 và các cơ chế song phương, Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang trung tâm của lĩnh vực quản trị kinh tế toàn cầu; (v) Sự cạnh tranh từ năm 2013 đến nay. Do một nhóm các nước thị trường mới nổi như Trung Quốc không có tính đại diện và tiếng nói tương ứng trong hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã đề xuất thành lập Ngân hàng phát triển BRICS và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để hoàn thiện và bổ sung cho hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu do Mỹ lãnh đạo. Với việc thực hiện chính sách chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế của chính quyền Trump, cạnh tranh về kinh tế và ngoại giao giữa Trung – Mỹ đang ngày càng tăng cao.

Xung đột thương mại Trung – Mỹ và các tương tác ngoại giao kinh tế

Khi Trung – Mỹ có lệ thuộc sâu sắc trong quan hệ kinh tế thương mại, hai bên liên tục gặp vấn đề về thâm hụt thương mại, tỷ giá Nhân dân tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, cạnh tranh trung lập, chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, ngành dịch vụ và nông nghiệp không ngừng cọ sát giữa hai nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu của Mỹ có tốc độ tăng trưởng lớn, tăng hơn 5 lần từ năm 2001-2016 với tổng giá trị là 155,8 tỷ USD. Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ năm 2016, tổng nhập khẩu đạt 462,8 tỷ USD, dẫn đến thâm hụt thương mại của Mỹ là 347 tỷ USD (khoảng 2,36 nghìn tỷ NDT) trong năm 2016, chiếm 47% tổng thâm hụt. Một thâm hụt thương mại lớn như vậy rõ ràng là không thể chấp nhận được đối với Trump, đi ngược lại chương trình bảo vệ thương mại trong chiến dịch tranh cử.

Tháng 3/2017, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã công bố “Chương trình nghị sự chính sách thương mại năm 2017 và Báo cáo thường niên 2016”, phù hợp nguyên tắc “nước Mỹ trên hết” của Trump, chính sách đối ngoại mậu dịch của chính quyền Trump được thành lập, từ đa phương hướng tới song phương, luật pháp trong nước lớn hơn luật pháp quốc tế, tăng cường thực thi luật thương mại, mở ra thị trường xuất khẩu mở và ký kết các Hiệp định thương mại “tự do và công bằng”. Trước tình thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng cao, Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu chính của chủ nghĩa bảo hộ thương mại của chính quyền Trump.

Tháng 4/2017, Nguyên thủ Trung – Mỹ đã gặp nhau tại Mar-A-Lagor để tăng cường kết nối chiến lược và quan hệ song phương, ký kết và thống nhất một loạt các thoả thuận; xác lập 1 trong 4 cơ chế đối thoại là Đối thoại toàn diện kinh tế Trung – Mỹ. Đối thoại mới này không chỉ tìm hiểu các vấn đề chung, dài hạn và chiến lược liên quan đến hợp tác kinh tế giữa hai nước, mà còn đàm phán về các vấn đề cụ thể liên quan đến các vấn đề doanh nghiệp quan tâm. Vòng đầu tiên của cuộc đối thoại toàn diện Trung – Mỹ đã xây dựng “kế hoạch một năm” đối với hợp tác kinh tế thương mại, bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô, thương mại, đầu tư và quản trị kinh tế toàn cầu. Hai bên nhất trí thực hiện “hợp tác mang tính xây dựng” để thu hẹp thâm hụt thương mại và thay đổi “kế hoạch 100 ngày” thành “kế hoạch một năm”. Một tháng sau vòng đối thoại kinh tế toàn diện Trung – Mỹ, Trump đã ký một bản ghi nhớ hành chính yêu cầu đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer điều tra “các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc” nhằm đảm bảo Sở hữu trí tuệ và công nghệ của Mỹ được bảo vệ. Theo đó, Mỹ tiến hành “điều tra 301”, từ đây, các tương tác ngoại giao kinh tế hai bên đã trở nên thường xuyên hơn, cho thấy sự gia tăng trong tình hình cạnh tranh.

Tháng 11/2017, Trump đã đến thăm Trung Quốc, đạt được một loạt sự đồng thuận quan trọng về “Hợp tác kinh tế thương mại Trung – Mỹ cam kết cùng có lợi và cùng thắng”. Trung Quốc và Mỹ đã cùng nhau mở rộng tiếp cận thị trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư thuận lợi. Doanh nghiệp hai bên đã ký kết tổng cộng 34 dự án hợp tác, giá trị lên tới 253,5 tỷ USD, tạo ra một kỷ lục mới trong lịch sử hợp tác kinh tế thương mại Trung – Mỹ và hợp tác kinh tế thương mại thế giới, trong đó 65% các dự án tập trung vào lĩnh vực năng lượng.

“Kế hoạch 100 ngày”, “Đối thoại kinh tế toàn diện” và cuộc gặp giữa các nguyên thủ Trung – Mỹ đã đạt được một số kết quả cụ thể. Tuy nhiên, vào cuối tháng 11/2017, lần đầu tiên sau 25 năm, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng các cuộc điều tra chống bán phá giá và đối kháng trên các tấm hợp kim nhôm đa năng nhập khẩu từ Trung Quốc và Chính phủ Mỹ đã chính thức đệ trình tài liệu lên WTO, phản đối việc đãi ngộ “địa vị kinh tế thị trường” của Trung Quốc trong các cuộc điều tra chống bán phá giá.

Từ năm 2018, Mỹ thường xuyên áp dụng một loạt các biện pháp thương mại đơn phương chống lại Trung Quốc, điều này đã đẩy thương mại Trung – Mỹ từ các cuộc xung đột thương mại, cọ sát thương mại bước vào giai đoạn leo thang. Trước tác động xung đột thương mại, cơ chế đối thoại kinh tế và chiến lược Trung – Mỹ và ngoại giao nguyên thuỷ trước đã phải tạm thời dừng lại… (còn nữa)

(Nguồn: ĐSQVN tại Bắc Kinh, Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here