Ngành cao su nỗ lực tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

0
118
Xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất và chế biến, xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành chế biến và xuất khẩu cao su. (Nguồn: Cafe F)

Ngành cao su đang dần khẳng định việc xanh hóa, bảo vệ môi trường, bào vệ sức khỏe con người, hướng đến con đường phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất và chế biến, xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành chế biến và xuất khẩu cao su. (Nguồn: Cafe F)

Theo báo cáo của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), đến hết quý III/2023, toàn tập đoàn có 30 công ty thành viên xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững, tăng 9 công ty so với cuối năm 2022. Tổng diện tích đã xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững là 275.000 ha (đạt 95% tổng diện tích quản lý).

Hiện VRG đã có 18 thành viên được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC với diện tích hơn 113.000 ha cao su, đạt 83% so với kế hoạch. Ngoài ra, VRG có 37 nhà máy (chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su) được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng bảy nhà máy so với cuối năm 2022.

Xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất và chế biến, xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành chế biến và xuất khẩu cao su.

Khi toàn bộ nguồn nguyên liệu có liên quan đến sản xuất rừng bền vững, cũng như chuỗi nhà máy sản xuất bền vững, an toàn cho môi trường, người lao động và hệ sinh thái hiện nay đều đang được xanh hóa.

Từ 5 năm trước, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã triển khai thí điểm Chương trình quản lý rừng cao su bền vững với việc thực hiện Chứng chỉ quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là tiền đề để các đơn vị thành viên VRG mở rộng quy mô, diện tích rừng và các nhà máy được công nhận chứng chỉ xanh.

Nhiều công ty cao su thuộc tập đoàn đã nỗ lực thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm xanh để thương hiệu cao su của Tập đoàn VRG nói riêng, cao su Việt Nam nói chung nâng vị thế trên thị trường.

Đơn cử như Công ty TNHH MTV Dầu Tiếng đang quản lý tổng diện tích hơn 28.000 ha, nằm trải dài trên 16 xã, thị trấn thuộc huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng và thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Theo bà Nguyễn Thị Thuận, Phó Trưởng phòng kỹ thuật Công ty cao su Dầu Tiếng, từ năm 2019, công ty đã thực hiện Chứng chỉ rừng bền vững với diện tích 4.000 ha tại hai nông trường. Năm 2020, công ty tiếp tục mở rộng thêm diện tích tham gia Chứng chỉ với 4.000 ha tại ba nông trường.

Đến nay, công ty được Tổ chức GFA đánh giá và cấp chứng nhận Quản lý rừng bền vững với diện tích 8.000 ha thuộc bốn nông trường: Đoàn Văn Tiến, Trần Văn Lưu, Thanh An và Bến Súc.

Mới đây, VRG đã xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, mục tiêu là đóng góp một phần cho mục tiêu chung Net Zero của Việt Nam.

Những nỗ lực này sẽ có tác động rất lớn cho ngành cao su vì hiện VRG có đến hàng chục công ty thành viên với quy mô hoạt động rộng khắp cả nước và cả nước ngoài, sở hữu diện tích cao su lớn nhất nước.

Ông Lê Thanh Hưng, Tổng giám đốc VRG cho biết: “Là doanh nghiệp có quy mô lớn, với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, công ty đóng vai trò dẫn dắt cũng như đề cao trách nhiệm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững để hướng đến 3 mục tiêu quan trọng gồm: Phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng cũng như đáp ứng các chính sách chỉ thu mua cao su thiên nhiên từ các công ty cam kết đảm bảo tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng”.

Gia Thành

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here