“NATO Châu Á” khó hình thành

0
70
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Mới đây, trong một bài phân tích, ông Hồ Ba, Chủ nhiệm Nhóm “Kế hoạch nhận biết tình hình chiến lược Nam Hải” Trung Quốc đã đưa ra một số nhận định như sau:

Thủ tướng Australia Scott Morrison gần đây đã có chuyến thăm Nhật Bản và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, theo đó hai bên đã cơ bản nhất trí về việc ký kết “Thỏa thuận tiếp cận qua lại (RAA)”. Thoả thuận này cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Australia thực hiện các chuyến thăm với đối tác, tiến hành các hoạt động huấn luyện và tập trận chung, giúp tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Nhật Bản và Australia từ lâu đã coi nhau là “chuẩn đồng minh”, vì vậy việc ký kết Thoả thuận RRA là một trong những giải pháp thực chất để tăng cường hợp tác song phương khi hai quốc gia bày tỏ thái độ quan ngại chung với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt, khi Chính quyền Trump lên nắm quyền, thực thi chiến lược “Nước Mỹ trên hết” (theo đó tiến hành hàng loạt các biện pháp về chính trị, kinh tế, quân sự nhằm bảo vệ, khôi phục tối đa lợi ích nước Mỹ). Trong “Sách trắng Quốc phòng” xuất bản năm 2020, Nhật Bản đã coi Trung Quốc là “mối đe dọa hàng đầu” và thường xuyên “thổi phồng” cái gọi là mối đe dọa của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Nam Hải. Australia cũng lo ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở những vùng biển này, cũng như ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong thực tế, 02 quốc gia này ít khả năng hình thành một đồng minh để tấn công hoặc phòng ngự do những ràng buộc về kinh tế đối với Trung Quốc, hạn chế đối đầu trực diện với một cường quốc trong khu vực.

“Ngoại giao xa và tấn công gần” là quy luật địa chính trị mà một số quốc gia láng giềng Trung Quốc đang theo đuổi. Về tổng thể, các quốc gia châu Á bao gồm Nhật Bản, Australia và Ấn Độ có xu hướng duy trì quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ để hình thành cân bằng đối trọng trong quan hệ với Trung Quốc. Về lý thuyết nước cường quốc, siêu cường có vị trí địa lý xa luôn được các quốc gia ưu tiên trong việc tăng cường, thắt chặt quan hệ do ít có sự ràng buộc về lợi ích, đặc biệt khi 02 quốc gia (cường quốc được chọn để tăng cường quan hệ và cường quốc mong muốn “kìm chế” có sự khác nhau về chế độ chính trị, lợi ích kinh tế). Và có lẽ giải pháp căn cơ nhất đối với Trung Quốc hiện này là tập chung vào việc duy trì đà phát triển, tăng cường liên kết, hợp tác, duy trì, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia láng giềng./.

Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here