Năng lượng tái tạo sẽ giúp Philippines tiết kiệm tới 200 triệu USD

0
100
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)

Philippines có thể tiết kiệm tới 200 triệu USD mỗi năm và tạo ra nguồn cung năng lượng bền vững hơn cho hàng triệu người dân của quốc đảo này nếu lựa chọn thay thế hệ thống phát điện chạy dầu diesel phổ biến hiện tại bằng các nguồn năng lượng tái tạo.

Theo một báo cáo công bố ngày 8/5 của Viện phân tích tài chính và kinh tế (IEEFA) đặt trụ sở tại Mỹ và Viện nghiên cứu khí hậu và các thành phố bền vững (ICSC) đặt tại Manila, hiện đại hóa hệ thống cấp điện tại các đảo nhỏ của Philippines bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp mang lại nguồn điện sạch, ổn định, hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Cụ thể, theo báo cáo trên, kể từ năm 2009, chi phí sản xuất năng lượng mặt trời đã giảm 90% trong khi chi phí năng lượng gió giảm 50%.

Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng tái tạo tại Philippines vẫn chưa thực sự phổ biến do nhiều nhân tố bao gồm các quy định cũ chưa theo kịp thực tế hiện tại.

Hiện rất nhiều đảo nhỏ của Philippines không thể tiếp cận mạng lưới điện quốc gia. Có khoảng 800.000 hộ gia đình phải sống dựa vào các mạng lưới điện nhỏ lẻ sử dụng máy phát chạy bằng dầu và diesel.

Tuy nhiên, các mạng lưới điện này hoạt động không ổn định.

Theo thống kê, chưa tới 10% trong tổng số 233 đảo nhỏ của Philippines được cung cấp điện 24/24, trong khi hơn 70% sống trong điều kiện có điện chỉ hơn 8h/ngày.

Theo tính toán của các chuyên gia, việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi ít nhất 1 tỷ USD đầu tư từ ngành tư nhân trong ngắn hạn song về dài hạn, sự thay đổi này sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

Ông Jose Logarta, cố vấn năng lượng cấp cao của ICSC và đồng tác giả của báo cáo, cho biết tại Indonesia, có những đảo nhỏ đã thành công đón đầu xu thế năng lượng tái tạo toàn cầu.

Đơn cử như đảo Sumba ở miền Đông Indonesia đã sử dụng kết hợp quang điện, phong điện và thủy điện để cắt giảm chi phí năng lượng tới 35%./.

(TTXVN/Vietnam+)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here