Mỹ và EU muốn đạt được thỏa thuận về thuế theo điều khoản 232 trước khi kết thúc thời điểm EU hoãn áp thuế trả đũa

0
52
(minh hoạ)
(minh hoạ)

Ngày 02/8/2021, Inside Trade dẫn tin cho biết Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được cam kết cố gắng giải quyết các tranh chấp của hai bên về mức thuế theo điều khoản 232 về thép và nhôm trước ngày 1/11/2021, một tháng trước khi kết thúc thời điểm EU tạm dừng tăng thuế trả đũa với Mỹ.

Theo Inside Trade, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis đã có trao đổi trực tuyến vào thứ Năm tuần trước nhằm thảo luận về mức thuế nhôm thép cũng như về hội đồng Thương mại về Công nghệ Mỹ – EU. Hai bên cũng tuyên bố sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận nhằm tìm biện pháp giải quyết tình trạng dư thừa nhôm – thép, đồng thời hợp tác để thúc đẩy các tiêu chuẩn cao giúp giải quyết các mối quan tâm chung và đối phó với các quốc gia ủng hộ các chính sách cản trở thương mại như Trung Quốc.

Lãnh đạo hai bên cũng nhất trí về việc tiến tới một số giải pháp cụ thể phù hợp với các thước đo chính, trong đó có việc khôi phục các dòng thương mại lịch sử và một hệ thống tuân thủ WTO nhằm loại bỏ các hành vi kiểm soát thương mại. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy EU có chiều hướng chấp nhận hình thức thỏa thuận hạn ngạch mà chính quyền Trump trước đây đã ký với một số đối tác như Hàn Quốc, Brazil và Arghentina nhằm tránh các khoản áp thuế theo điều khoản 232.

Tuy nhiên, lãnh đạo hai bên trong trao đổi với báo chí cho biết Mỹ không đơn giản loại bỏ các biện pháp thuế lên nhôm thép theo điều khoản 232 mà hai bên đang tìm hiểu các giải pháp khả thi khác bên cạnh việc đình chỉ áp thuế. Bộ trưởng Thương mại Raimondo và Phó Chủ tịch Dombrovskis cho biết đã đồng ý tổ chức cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ – EU vào tháng 09/2021. Đây cũng là một cơ chế được thành lập (12/2020) để hai bên hợp tác về các vấn đề công nghệ mới nổi, cũng như nhằm đối phó với các hoạt động phi thị trường và lạm dụng kinh tế của Trung Quốc. Hội đồng sẽ bắt đầu công việc bằng cách tập trung vào vấn đề công nghệ cấp bách nhất hiện nay là giải quyết sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng bán dẫn.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here