Mỹ có thể muốn “li dị” chứ không phải thỏa thuận với Trung Quốc

0
81

Theo Inside Trade, một số nhà phân tích và doanh nghiệp Mỹ đang hoài nghi về ý định thật sự của chính quyền Trump trong căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Họ cho rằng có thể Mỹ đang dùng việc đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tách khỏi Trung Quốc trên bình diện rộng hơn chứ không phải là một đòn bẩy để đạt được một thỏa thuận thuần túy thương mại.

Tại một sự kiện do Liên minh các ngành công nghiệp dịch vụ (CSI) tổ chức hôm thứ năm tuần trước với chủ đề “Thương mại dựa trên luật lệ của thế kỷ 21”, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ – Trung Craig Allen nói, ông tin rằng Trung Quốc mong muốn có được một thỏa thuận thương mại và rằng hai bên có thể đạt được điều đó trong cuộc gặp Thượng đỉnh sắp tới tại G20. Tuy nhiên, ông nói thêm, nếu xung đột này là mang tính địa chính trị thì sẽ khó đạt được một thỏa thuận.

Ely Ratner, Phó Chủ tịch điều hành Trung tâm An ninh mới của Mỹ và là cựu cố vấn an ninh quốc gia cho Phó TTh Joe Biden thì cho rằng có một số người trong Nhà trắng tin rằng “sự phụ thuộc lẫn nhau quá nhiều” với kinh tế Trung Quốc là nguyên nhân và thuế là giải pháp. Ông không cho rằng xung đột Mỹ – Trung hiện nay là một cuộc chiến tranh lạnh mới nhưng cho rằng mục đích của việc đánh thuế có thể là tạo sự “giãn cách” giữa hai nước nhằm giảm thiểu sự rủi ro đặc biệt là về vấn đề công nghệ. Thuế, cũng như những quy định mới đây về đầu tư nước ngoài và kiểm soát xuất khẩu, không phải là đòn bẩy để đạt được một thỏa thuận mà là “mục tiêu cuối cùng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc lẫn nhau”.

Về ý kiến này, ông Allen cảnh báo rằng cách tiếp cận như vậy sẽ để lại những hậu quả vô cùng to lớn không chỉ đối với các công ty và khách hàng của họ mà còn tác động một cách căn bản đến toàn bộ cấu trúc kinh tế và chính trị của Châu Á. “Nếu chúng ta yêu cầu các nước ĐNA và cả những nước khác phải chọn giữa Mỹ và ần và và trả lời câu hỏi liệu sẽ đi về đâu, có lẽ câu trả lời sẽ không khiến chúng ta hài lòng”.

Tại một sự kiện khác do CSIS tổ chức, bà Barbara Weisel, cựu trợ lý đại diện thương mại Mỹ, cho rằng, một trong những cách mà Mỹ dùng để buộc các nước phải đưa ra lựa chọn chính là điều khoản ký kết thỏa thuận với nền kinh tế phi thị trường trong Hiệp định USMCA. Điều khoản này cho phép Mỹ được xem xét lời văn các thỏa thuận mà Canada và Mexico dự định ký với Trung Quốc và có thể sẽ buộc họ chấm dứt thỏa thuận ba bên. Nếu Mỹ muốn đưa điều khoản này vào thảo thuận với Nhật và các nước khác ở châu Á, thì sẽ là vấn đề. Bên cạnh quan ngại về chủ quyền, điều khoản này cũng sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm trong các thỏa thuận thương mại vì các thảo thuận thương mại sẽ được dùng như một điều kiện để đánh đổi những mục tiêu xã hội và chính trị khác như là việc tham gia thỏa thuận hạt nhân với Iran hay thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris.

Theo bà Weisel, xung đột Mỹ – Trung cùng với việc Mỹ rút khỏi TPP đã tạo ra một môi trường khó định hướng đối với các công ty. TPP có mục tiêu tạo ra một gói các quy tắc chung để các công ty tạo ra các chuỗi cung ứng trong toàn khu vực. Giờ đây nó được thay thể bằng cách tiếp cận cắt vụn thành các thỏa thuận song phương và thiểu một tầm nhìn rộng hơn cho châu Á trong khi đó các thỏa thuận thưng mại khu vực khác như TPP11 và RCEPT vẫn tiếp tục.

Charles Freeman, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách châu Á của USCC nói chi phí kinh doanh tăng cao ở Trung Quốc khiến nhiều công ty phải tính toán lại các chuỗi cung ứng, nhưng họ không rõ mục tiêu của Chính quyền là buộc chuyển sản xuất quay trở lại Mỹ hay chỉ là việc xử lý Trung Quốc. Ông cho rằng việc chuyển các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc không chắc sẽ giúp tăng việc làm cho Mỹ, tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng Tổng thống Trump “đã khiến cho Mỹ trở thành mộ nơi ổn định hơn về mặt chính trị để đầu tư”.

Scott Kennedy, một chuyên gia Trung Quốc tại CSIS cho rằng các công ty hiện đang chờ đợi tình hình sẽ dịu với cuộc gặp tại G20.

Kennedy and Allen cho rằng tiềm lực nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ cho phép một cuộc chiến kéo dài. Trung Quốc hiện đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bơm số tiền lớn vào nền kinh tế, tăng chi tiêu tài khóa và dừng các chương trình giảm tốc kinh tế đồng thời đang tự do hóa một cách chọn lọc các thị trường, dành cho EU và Nhật Bản nhiều lợi thế hơn các công ty Mỹ. Ông nói thêm “Trung Quốc đang giữ bình tĩnh, lạnh lùng, tập trung và sẵn sàng để đàm phán một thỏa thuận hoặc li dị”.

Tin từ ĐSQVN tại Hoa Kỳ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here