Thường được gọi phương án nguyên tử (nuclear option), các nhà kinh tế học và nhà đầu tư đang phán đoán về các biện pháp mà mỗi bên, Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa ra trong cuộc chiến thương mại hiện nay. Tất cả các dự đoán, ít nhất cho tới nay, chỉ xoay quanh các biện pháp thuế quan ăn miếng trả miếng.
Một kịch bản xấu nhất có thể xảy ra đó là vũ khí từ lâu được xem là không thể hình dung đó là việc Trung Quốc – chủ nợ lớn nhất của Mỹ đang nắm giữ trái phiếu trị giá hơn 1 nghìn tỉ đô la – không mua trái phiếu của Mỹ nữa hoặc thậm chí xấu hơn là phá giá (dumping) những gì họ có trên thị trường.
Ý tưởng này được cho không đáng xem xét với lý do là cả hai bên sẽ bị thua thiệt, nếu được áp dụng. Tuy nhiên, trong kinh tế học, suy nghĩ đó vẫn diễn ra.
Trung Quốc khi bán ra trái phiếu (treasuries) sẽ làm tăng lãi suất và làm tổn hại Mỹ nhưng đồng thời cũng làm thiệt hại nghiêm trọng giá trị các tài sản (treasury holdings) Trung Quốc đang nắm giữ. Như ông Paul Getty – môt nhà kinh tế học nói: “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 đô la, đó là vấn đề của bạn; nếu bạn nợ ngân hàng 100 triệu đô la, đó là vấn đề của ngân hàng”. Trong mối quan hệ Mỹ – Trung hiện nay thì Trung Quốc đang là ngân hàng. Nhưng những suy nghĩ hiện nay về việc liệu Trung Quốc có thể làm (không làm) hoặc sẵn sàng làm có thể là sai.
Trung Quốc gần đây đã giảm việc giữ các khoản nợ chính phủ của Mỹ và ngày càng có nhiều nhà tài chính, kinh tế gia, phân tích địa chính trị tiên đoán rằng Trung Quốc có thể đang xem xét khả năng của mình trong việc tác động lãi suất như một con át chủ bài.
Nếu Trung Quốc áp dụng biện pháp đó, họ sẽ lâm vào một thời điểm nhạy cảm với nền kinh tế Mỹ: lạm phát làm tăng nhu cầu vay, nhiều khoản nợ được bán ra và Ngân hàng Trung ương Mỹ nâng lãi suất, làm cho các khoản nợ trở nên đắt hơn. Không rõ Trung Quốc sẽ làm tăng lãi suất bằng cách hạ giá các trái phiếu chính phủ như thế nào nhưng nó sẽ thêm xung lực cho xu thế đang hình thành.
Cũng cần nhớ rằng trò chơi của Bắc Kinh không nhất thiết sẽ bảo đảm một nền tài chính khỏe cho Trung Quốc năm nay hay năm tới. Nếu Trung Quốc chịu tác động xấu trong ngắn hạn nhưng vẫn đạt được lợi thế thực sự và lâu dài thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm điều đó. Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Mỹ nói: “Cuộc đàm phán giữa hai cường quốc không phải bao nhiêu đỗ tương hay máy bay Boeing hai bên sẽ mua. Chúng ta đang ở thời khắc quan trọng của lịch sử. Hành động của Chính phủ hai nước trong vòng 12 tháng tới sẽ định hướng quan hệ của 2 cường quốc trong thế kỷ 21”.
Các nhà bình luận bác bỏ khả năng Trung Quốc áp dụng biện pháp tác động thị trường tài chính Mỹ cho rằng nền kinh tế Trung Quốc còn quá mong manh để gây ra những sự không ổn định. Các nhà quan sát đang theo dõi chặt chẽ sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc. Cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải bơm 175 tỉ đô la vào nền kinh tế do lo ngại kinh tế tăng trưởng chậm lại và cắt giảm dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Do đó, câu hỏi vẫn bỏ ngỏ là liệu Trung Quốc có thể gây thiệt hại thực sự cho Mỹ bằng việc bán ra các trái phiếu. Brad W. Setser, quan chức cao tấp tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ nói: “Rất dễ đối phó với việc bán trái phiếu bởi FED luôn cảm thấy thoải mái khi mua và bán trái phiếu. Mỹ luôn luôn ở thế tay trên. FED là người chơi trên thế giới có thể mua nhiều hơn lượng Trung Quốc bán ra”.
Marc Chandler, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ toàn cầu của hãng Brown Brother Harriman nói: “Thậm chí nếu Trung Quốc có thể bán ra hơn một nghìn tỷ đô la trái phiếu mà không tác động xấu đến kinh tế Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ để các khoản tiền đó vào đâu? Trung Quốc sẽ không thể bảo đảm được tính thanh khoản, sự an toàn và tiền lời từ nước Mỹ”.
Chính sách bên miệng hố chiến tranh không đưa ra lời giải đáp đúng đắn. Sự leo thang đối đầu kể cả trong lĩnh vực kinh tế sẽ đem lại cả sự rủi ro và tức giận mà kết hợp lại thì rất nguy hiểm. Nếu Trung Quốc sử dụng phương án nguyên tử và thị trường không phản ứng, trung Quốc sẽ thất bại hoàn toàn. Nếu có tác dụng, nhưng hiệu quả nhiều hơn dự báo, Trung Quốc sẽ gây ra những thiệt hại không ngờ cho chính nền kinh tế Trung Quốc.
Và thậm chí, một cú đánh hoàn hảo không tổn hại Trung Quốc cũng sẽ là một hiểm họa: cú đánh nhằm vào nước Mỹ có những tác động ngược lại không thể hình dung. Nếu cuộc chiến bao phủ cả Châu Âu hoặc các nền kinh tế đang nổi lên, liệu Trung Quốc có sẵn sàng cho trận đánh này không?
Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vũ khí hạt nhân phổ biến, thế giới luôn đi theo chính sách ổn định chiến lược: giảm các nhân tố dẫn đến sự tàn phá nghiêm trọng gây ra bởi các quốc gia đối thủ. Chính sách đó cũng đúng trong kinh tế.
(Tin do TLSQ VN tại Houston tổng hợp)