Liệu nguồn nước có trở thành nguyên nhân tiếp theo của căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

0
104
(Internet)
(Internet)

Ngày 18/1/20201, Báo Straits Times có bài bình luận liên quan tới quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ của tác giả Nirmala Ganapathy với một số nội dung như sau:

Từ lâu, Ấn Độ đã quan ngại về việc Trung Quốc xây đập trên sông Yarlung Tsangpo (khi chảy vào Ấn Độ có tên Brahmaputra). Quan ngại này hiện càng tăng khi Ấn Độ và Trung Quốc đang trong giai đoạn căng thẳng nhất trên tuyến biên giới trong 40 năm qua, và Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây một siêu đập trên dòng Yarlung Tsangpo. Dự án này được thông qua vào tháng 11/2020, do Tập đoàn Power Construction China thực hiện có vị trí cách biên giới Ấn Độ chưa đến 50km làm gia tăng quan ngại về việc tác động của nó lên dòng chảy. Dự án được cho là sẽ cung cấp 60 gigawatts, lớn gấp 3 lần so với Đập Tam Hiệp.

Các chuyên gia nghiên cứu chiến lược của Ấn Độ tin rằng con đập này sẽ làm tăng thêm vị thế của Trung Quốc trong quan hệ với Ấn Độ. Giáo sư Brahma Chellany, chuyên gia nghiên cứu chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Dheli, tác giả của cuốn sách Nước: Chiến trường mới ở Châu Á cho rằng “Trung Quốc đang tìm cách chống lại Ấn Độ giống những gì họ đã làm trên dòng Mekong, đó là xây dựng một loạt đập khổng lồ trên thượng nguồn để điều chỉnh dòng chảy xuyên biên giới, tạo lợi thế đáng kể cho Bắc Kinh. Giống như hệ quả của các đập trên dòng sông Mekong tạo ra hạn hán và thoái hóa môi trường tại các nước hạ nguồn, siêu dự án trên dòng Brahmaputra sẽ tàn phá nghiêm trọng khu vực Đông Bắc Ấn Độ và Bangladesh”.

Dư luận báo chí cho rằng, Ấn Độ có thể triển khai dự án thủy điện 10-gigawatt để tích trữ năng lượng tại bang Arunachal Pradesh nhằm ứng phó với dự án thủy điện của Trung Quốc.

Trung Quốc đã bị cáo buộc phá vỡ dòng chảy trên dòng sông Mekong, tuy nhiên họ phủ nhận việc gây ra vấn đề cho các nước như tại Thái Lan. Đại sứ quán Trung Quốc tại New Dehli tuyên bố phủ nhận tác động của dự án xây siêu đập lên dòng chảy, cho rằng Bắc Kinh luôn có trách nhiệm đối với sự phát triển và sử dụng các dòng sông xuyên biên giới và tất cả các dự án đều được lên kế hoạch xây dựng một cách khoa học, có cân nhắc đến tác động của toàn bộ hạ nguồn.

Dự án xây đập được thông qua vào thời điểm quan hệ Trung – Ấn đang xấu đi. Căng thẳng bùng lên khi binh sĩ hai bên đều thiệt mạng trong vụ đụng độ tại Ladakh hồi tháng Sáu năm ngoái. Từ đó đến nay, bất đồng đã xảy ra tại nhiều điểm khác dọc biên giới trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang bế tắc.

New Dehli cho biết, họ đã nhiều lần nêu quan ngại của mình với Bắc Kinh và được khẳng định dòng chảy sẽ không bị điều chỉnh. Hai nước không có thỏa thuận về chia sẻ sử dụng dòng sông, nhưng có thỏa thuận chia sẻ dữ liệu nguồn nước để Ấn Độ có chuẩn bị ứng phó tốt hơn trong mùa lũ. Tuy nhiên việc chia sẻ dữ liệu không được thực hiện thường xuyên.

Thông tin về dự án xây dựng quá gần với biên giới với bang Arunachal Pradesh, nơi dòng sông chảy vào Ấn Độ đã làm dấy lên nhiều quan ngại. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với tiểu bang này của Ấn Độ. Ông Ninong Ering, thành viên Hội đồng Pháp luật Bang cho biết, việc sình lầy hóa đã diễn ra, tác động rất xấu đến khu vực hạ nguồn tỉnh Arunachal, khiến người dân tại khu vực Tuting rất lo lắng. Năm 2017, dòng sông bị bùn hóa tại Arunachal và các khu vực lân cận, song phía Trung Quốc phủ nhận đó là hệ quả do hoạt động của mình ở thượng nguồn.

Không chỉ Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi tác động của đập nước với dòng chảy. Bangladesh là nước hạ nguồn của cả Trung Quốc và Ấn Độ, cũng sẽ phải hứng chịu hệ quả nặng nề từ các căng thẳng liên quan tới nguồn nước giữa 2 nước và việc xây dựng các đập trên sông.  Giám đốc một trung tâm nghiên cứu độc lập, ông Uday Bhaskar cho rằng “Bangladesh cũng có những lo ngại của họ. Lý tưởng nhất vào lúc này là Trung Quốc sẽ sử dụng năng lực công nghệ và nguồn lực tài chính của mình trong việc sử dụng năng lượng thủy điện và dòng sông Brahmaputra để cải thiện chất lượng sống của người dân tại Ấn Độ và Bangladesh. Trong một vài lĩnh vực, có thể hợp tác chia sẻ thông tin ba bên về dữ liệu nguồn nước chứ không chỉ là vấn đề song phương. Chính sách này sẽ cải thiện hình ảnh và sức mạnh mềm của Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông Uday cũng cho rằng sau sự kiện Ladakh và Galwan, chỉ số tin cậy giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã bị xói mòn và lo ngại về việc xây dựng đập và những gì 2 nước đang làm là điều hoàn toàn tự nhiên.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here