Liên minh Thuế quan miền Nam Châu Phi (SACU) ra đời từ năm 1910, đã qua nhiều lần sửa đổi Hiệp định hợp tác để hoàn thiện khuôn khổ hợp tác giữa các nước thành viên trong bối cảnh hội nhập mới. Mặc dù có những mục tiêu và điều khoản hợp tác tương đối toàn diện, nhưng đến nay giữa các nước thành viên SACU vẫn có sự chênh lệch rất lớn về quy mô kinh tế, trình độ phát triển và các mức độ trao đổi thương mại nội khối. Bài viết phân tích quá trình hình thành, quan điểm, mục tiêu thành lập SACU, những thay đổi trong các Hiệp định hợp tác của SACU từ năm 1910 đến nay. Từ đó, đánh giá thực trạng phát triển hợp tác giữa các nước thành viên trong thời gian gần đây.
1. Khái quát lịch sử hình thành SACU
Liên minh Thuế quan miền Nam Châu Phi (SACU) là liên minh thuế quan lâu đời nhất thế giới, được thành lập vào ngày 29 tháng 6 năm 1910 tại Potchefstroom, bao gồm 5 quốc gia thành viên là Nam Phi, Bostwana, Lesotho, Namibia và Swaziland với tổng số dân gần 57 triệu người. Hiệp định năm 1910 được kéo dài cho tới khi Vương Quốc Anh trao trả lại các thuộc địa ở châu Phi. Năm 1969 các quốc gia trong khu vực đã đàm phán và ký kết Hiệp định năm 1969 thay thế cho Hiệp định năm 1910. Tuy nhiên, cho tới đầu những năm 1990, chính phủ độc lập của các quốc gia trong Hiệp định mới bắt đầu có những ý định rõ ràng nhất trong việc thành lập một liên minh thuế quan (đặc biệt sau năm 1994 khi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi chấm dứt). Vào tháng 11 năm 1994 tại Pretoria, các bộ trưởng của các nước trong khối đã bắt đầu đàm phán một Hiệp định có hiệu lực mới cho SACU. Trải qua 8 năm đàm phán, vào tháng 10 năm 2001, các quốc gia trong khối đã đi tới thống nhất về một Hiệp định mới với thể chế mới cho Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi. Vào tháng 10 năm 2002, Hiệp định SACU chính thức được ký kết và có hiệu lực từ năm 2003. Mục đích của SACU là duy trì tự do trong trao đổi hàng hoá giữa các nước thành viên trong Liên minh. Đồng thời, cung cấp một mức thuế bên ngoài thông thường và thuế tiêu thụ đặc biệt chung cho khu vực hải quan chung. Các quốc gia thành viên duy trì một mức thuế chung; chia sẻ lợi tức hải quan và điều phối chính sách quyết định về các vấn đề thương mại.
2. Tầm nhìn và nhiệm vụ của SACU
2.1 Tầm nhìn
– Xây dựng một cộng đồng kinh tế với sự phát triển công bằng và bền vững, đem lại hạnh phúc cho người dân vì một tương lai chung.
– Làm động lực thúc đẩy hội nhập và phát triển khu vực, đa dạng hóa công nghiệp và kinh tế; mở rộng thương mại và hợp tác đầu tư trong khu vực; tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.
– Xây dựng sự gắn kết giữa các chính sách kinh tế, tăng cường hiệu quả để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của các khu vực.
– Kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững nhằm tạo thêm việc làm cho người dân và giảm tỷ lệ nghèo đói trong khu vực.
– Xây dựng các chính sách và chiến lược chung trong một số lĩnh vực: thuận lợi hoá thương mại; kiểm soát hải quan hiệu quả; xây dựng thể chế cạnh tranh hiệu quả, minh bạch và dân chủ.
2.2 Mục tiêu
Các mục tiêu của SACU như được nêu trong Điều 2 của Hiệp định SACU năm 2002 là:
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá qua biên giới giữa các lãnh thổ của các quốc gia thành viên trong khu vực.
– Xây dựng thể chế hiệu quả, minh bạch và dân chủ nhằm đảm bảo lợi ích thương mại công bằng cho các quốc gia thành viên.
– Đẩy mạnh các điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các nước thành viên trong khu vực liên minh thuế quan.
– Tăng hơn nữa cơ hội đầu tư giữa các quốc gia thành viên trong liên minh thuế quan.
– Tăng cường phát triển kinh tế, đa dạng hóa, công nghiệp hóa và tăng cường cạnh tranh của các nước thành viên.
– Thúc đẩy hội nhập của các nước thành viên vào nền kinh tế toàn cầu thông qua mở rộng thương mại và hợp tác đầu tư.
– Tạo thuận lợi cho việc chia sẻ công bằng các khoản thu nhập từ hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản thuế bổ sung do các quốc gia thành viên áp dụng.
– Tạo điều kiện thuận lợi nhằm xây dựng các chính sách và chiến lược chung phục vụ sự phát triển của liên minh thuế quan trong khu vực.
2. Cơ cấu tể chức và nội dung hợp tác của SACU
2.1 Cơ cấu thể chế của SACU
Hiệp định SACU năm 2002 quy định về việc thành lập một số cơ quan để tạo thuận lợi cho việc thực hiện Liên minh thuế quan bao gồm: Hội đồng Bộ trưởng; Ủy ban Liên minh thuế quan; Ban thư ký; Ban thuế quan; Ủy ban Liên lạc kỹ thuật; Toà án đặc biệt. Hiệp định SACU đã được sửa đổi vào ngày 12 tháng 4 năm 2013, tại Gaborone, Botswana, trong đó mục đích thành lập Hội nghị thượng đỉnh SACU với mục đích cung cấp định hướng chính trị và chiến lược cho SACU tiếp nhận các báo cáo về công việc của Hội đồng Bộ trưởng; Quy định thời gian tổ chức Hội nghị gặp nhau mỗi năm một lần. Tuy nhiên, có khả năng tổ chức các cuộc họp bất thường theo yêu cầu của bất kỳ thành viên nào.
– Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan ra quyết định tối cao về các vấn đề của SACU. Cơ quan này chịu trách nhiệm ra các quyết định về đường hướng chung có tính chất tổng thể. Các quyết định của Hội đồng chỉ được dựa trên sự đồng thuận của khối. Hội đồng bao gồm ít nhất một Bộ trưởng từ mỗi quốc gia thành viên và chủ tịch Hội đồng sẽ được bầu theo cơ chế luân phiên với nhiệm kỳ một năm.
– Uỷ ban Liên minh thuế quan chịu trách nhiệm thực hiện triển khai Hiệp định, thoả thuận đã ký kết; giám sát việc quản lý Quỹ Thuế hải quan chung theo các hướng dẫn do Hội đồng Bộ trưởng đề ra; Giám sát các hoạt động của Ban thư ký.
– Ban Thuế quan: là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định SACU bao gôm: giám sát việc quản lý các khoản thu nhập chung theo các nguyên tắc chính sách do Hội đồng quyết định; giám sát công việc của Ban Thư ký. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị cho Hội đồng Bộ trưởng SACƯ vế vấn đê thuế quan và các vấn đề liên quan như thuế chống phá giá; chống trợ cấp và bảo vệ đối với hàng nhập khẩu từ bên ngoài SACƯ.
– Toà án: là cơ quan chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Bộ trưởng. Đồng thời, chịu trách nhiệm thiết lâp thuế quan và Cơ chế chống bán phá giá.
– Ban thư ký: là cơ quan chịu trách nhiệm về việc quản lý hàng ngày của SACƯ bao gôm: thực hiện các quyết định của Hội nghị, Hội đồng và ủy ban; đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả các sáng kiến cho s ACU.
– Các Uỷ ban Liên lạc kỹ thuật (TLC): được uỷ nhiệm để hỗ trợ và tư vấn cho Ủy ban trong các công việc của mình. Có 5 TLC trong các lĩnh vực: nông nghiệp, hải quan, thương mại và công nghiệp, vận tải, tài chính.
2.2 Nội dung hợp tác
Trong Hiệp định năm 1910, các quốc gia thành viên SACU đã thỏa thuận những nội dung hợp tác cơ bản sau đây:
– Thành lập khung thuế quan chung (CET) đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Liên minh từ các quốc gia trên thế giới; thiết lập mức thuế hải quan chung khi trao đổi thương mại với các nước ngoài thành viên; Thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên tổng số hàng hóa và mức tiêu thụ hàng hoá;
– Tự do di chuyển hàng hóa được sản xuất trong SACU, không hạn chế định lượng và giá trị hàng hóa;
– Công thức chia sẻ doanh thu (RSF) để phân phối mức thuế quan và các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt được thu bởi liên minh thuế quan;
– Hiệp định SACU được ký vào tháng 12 năm 1969, đã bổ sung thêm hai nội dung hợp tác cho Liên minh Thuế quan miền nam châu Phi đó là: thay đổi các mức thuế tiêu thụ đặc biệt trong các khoản thu; thay đổi công thức chia sẻ doanh thu đã tăng từ các khoản thu từ các nước Botswana, Lesotho và Swaziland hàng năm lên 42 phần trăm;
Tuy nhiên, tương tự như Hiệp định năm 1910, Nam Phi vẫn giữ quyền quyết định duy nhất đối với các chính sách thuế quan và chính sách thuế. Đồng thời, Nam Phi cũng giữ quyền truy cập mở vào thị trường Botsvvana, Lesotho và Swaziland. Trong khi thuế suất cao phổ biến là các rào cản lớn đối với xuất khẩu hàng hóa của Nam Phi tới các nước thành viên trong SACU. Những hoạt động thương mại này đã mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất hàng hóa ở Nam Phi.
Với việc giành độc lập của Namibia vào năm 1990 và chấm dứt phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào năm 1994, các thành viên của SACU bắt tay vào các cuộc đàm phán mới vào tháng 11 năm 1994, ký Hiệp định SACU mới vào năm 2002. Hiệp định SACU năm 2002 đã đề cập đến ba vấn đề quan trọng sau đây:
– Các quy trình ra quyết định chung: Điều 3 thành lập Ban Thư ký hành chính độc lập để giám sát SACU với trụ sở chính tại Windhoek, Namibia; Điều 7 tạo ra một số tổ chức độc lập bao gồm Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Liên minh hải quan, Ban Liên lạc kỹ thuật, Toà án đặc biệt SACU và Hội đồng Thuế SACU.
– Các thể chế này được thiết kế để tăng cường sự tham gia bình đẳng của các quổc gia thành viên. Hiệp định SACU năm 2002 cũng quy định về phối hợp chính sách trong nông nghiệp, công nghiệp, cạnh tranh, các hành vi thương mại không lành mạnh và bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ.
– Công thức phân chia doanh thu (RST) mới: Kiểm tra lại công thức phân chia doanh thu bao gồm một thành phần của thuế và phát triển hải quan.
– Vấn đề thương mại với các nước bên ngoài SACU: nhu cầu phát triển các chiến lược tăng cường hội nhập chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá trong khu vực mà không gây nguy hiểm cho nền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn.
- Thực trạng hợp tác và phát triển
3.1. Các chỉ số kinh tế của các nước thành viên trong SACU
Ngoại trừ Botswana, các thành viên SACU đều tham gia vào Khu vực Tiền tệ chung (CMA); trong đó tiền tệ của các nước Lesotho, Namibia và Swaziland được áp dụng vào hệ thống tiền tệ của Nam Phi. Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong SACU với GDP danh nghĩa là 350 tỷ USD vào năm 2013, tức là hơn 91% tổng GDP của cả khu vực (380 tỷ USD). GDP danh nghĩa của Lesotho vào khoảng 2,1 tỷ USD, chỉ chiếm 0,6% tổng số GDP của toàn khối. Ngoài ra, trong khi Nam Phi, Botswana và Namibia là các quốc gia có thu nhập trung bình cao thì Lesotho và Swaziland có thu nhập thấp hơn. Lesotho là nước duy nhất của SACU được liệt kê vào các nước kém phát triển nhất (LDC). Bất bình đẳng giữa các nước trong liên minh là một vấn đề đang xảy ra hiện nay; theo đó các thành viên của SACU là những nước có bất bình đẳng về thu nhập có tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Ngoài Nam Phi là một nước lớn đóng vai trò quan trọng và là trung tâm thương mại trong khu vực, các nền kinh tế của các thành viên trong SACU còn lại có quy mô nhỏ bé và dễ bị tổn thương.
Bảng 1: Các chỉ số kinh tế xã hội của các nước thành viên SACU 2008-2013
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Diện tích (nghìn km2) | 2.651 | 2.651 | 2.651 | 2.651 | 2.651 | 2.651 |
Dân số (triệu người) | 56,5 | 57,3 | 58,1 | 59,0 | 59,9 | 60,8 |
Dân số ở đô thị (triệu người) | 32,8 | 33,6 | 34,4 | 35,2 | 36,0 | 36,9 |
Mật độ (người trên km2) | 21,3 | 21,6 | 21,9 | 22,3 | 22,6 | 22,9 |
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ( %/năm) | 1,4 | 1,4 | 1,4 | 1,5 | 1,5 | 1,5 |
Tuổi thọ bình quân (tuồi) | 52,4 | 53,2 | 54,1 | 54,9 | 55,7 | 56,3 |
GDP theo giá thị trường (tỷ USD, giá hiện hành) | 311 | 320 | 406 | 451 | 431 | 401 |
GDP bình quân đầu người (tỷ USD, giá hiện hành) | 5.503 | 5.579 | 6.984 | 7.639 | 7.198 | 6594 |
GDP thực tế (giá so sánh với năm 2005, tỷ USD) | 321 | 316 | 326 | 337 | 345 | 354 |
GDP bình quân đầu người | 5.683 | 5.510 | 5.613 | 5.717 | 5.769 | 5.830 |
Tỷ trọng trong GDP (tính theo giá hiện thời)3 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nông, lâm và ngư nghiệp | 3,0 | 2,9 | 2,6 | 2,5 | 2,4 | 2,2 |
Khai thác khoáng sản | 9,1 | 8,2 | 8,9 | 9,1 | 8,8 | 8,7 |
Sản xuất | 14,2 | 13,6 | 13,0 | 12,0 | 11,9 | 11,6 |
Điện, nước, khí đổt | 1,6 | 2,1 | 2,4 | 2,7 | 3,1 | 3,2 |
Xây đựng | 3,9 | 3,9 | 3,5 | 3,5 | 3,5 | 3,7 |
Dịch vụ | 58,2 | 60,0 | 60,4 | 60,2 | 60,6 | 60,5 |
Hạng mục khác | 9,8 | 9,4 | 9,2 | 9,8 | 9,8 | 10,0 |
Xuất khấu hàng hóa và dịch vụ (so sánh với năm 2005 tỷ USD) | 92 | 76 | 82 | 87 | 87 | 90 |
Nhập khấu hàng hóa và dịch vu (so sánh với năm 2005 tỷ USD) | 107 | 91 | 99 | 108 | 117 | 118 |
Thương mại hảng hóa và dịch yụ (%GDP)4 | 61,9 | 53,0 | 55,4 | 57,9 | 58,8 | 59,3 |
Nguồn: World Bank’s World Development Indicator database
Khu vực Tiền tệ chung (CMA) quy định về vốn tự do trong khu vực tiền tệ (với các ngoại tệ hạn chế để bảo vệ các yêu cầu cẩn trọng trong nước. Lesotho, Namibia, và Swaziland (LNS) có quyền truy cập với thị trường vốn và tiền của Nam Phi. Đồng tiền Loti (đồng tiền của Lesotho), đô la Namibia và Lilangeni (đồng tiền Swazi) được quy đổi với đồng Rand của Nam Phi (ZAR), và có thể chuyển đổi thành đồng ZAR. Các chỉ số xã hội của các thành viên SACU tiếp tục là một thách thức. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ đạt 19,3% ở Botswana năm 2009, 57,1% ở Lesotho năm 2010, 28,7% ở Namibia năm 2009, 53,8% ở Nam Phi năm 2011 và 63% ở Swaziland năm 2010 khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả toàn khối SACU chỉ đạt 1,4-1,5% trong giai đoạn 2010-2013.
3.2 Hoạt động thương mại và đầu tư
Thương mại hàng hóa và dịch vụ chiếm khoảng 60% GDP của khu vực SACU. Trong số các quốc gia thành viên, chỉ có Botswana có thặng dư thương mại còn lại Lesotho, Namibia, Nam Phi và Swaziland bị thâm hụt thương mại nặng nề. Thương mại nội khối SACU chỉ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia. Phần lớn các nước SACU duy trì hoạt động thương mại với các nước ngoài khối, chủ yếu là châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, New Zealand và Nhật Bản.
Trong thương mại nội khối, Nam Phi là nước hưởng lợi nhiều nhất, chiếm khoảng 90% hàng hóa nhập khẩu của Lesotho và Swailand. Trong khi đó, Nam Phi chỉ có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa khoáng 3% của các nước trong SACU có thị trường nhập khẩu hàng hỏa chù, yếu từ EU, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Hàng hóa nhập khẩu chính của các nước SACU, chủ yếu là nhiên liệu, máy móc và thiết bị vận tải. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của các nước trong SACU chiếm tỷ trọng 13% vào năm 2013. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và khoáng chất màu, là các nhà máy sản xuất sản phẩm xuất khẩu chính của các nước trong SACU.
Dòng vốn FDI được tập trung đầu tư vào các ngành khai thác mỏ và khai thác đá, sản xuất chế tạo (nhất là ngành công nghiệp may mặc), viễn thông, dịch vụ tài chính và thương mại bán lẻ. Các nước châu Âu là các nhà đầu tư hàng đầu FDI vào khu vực SACU; tiếp theo đó là Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Ngoài ra, Nam Phi là nhà đầu tư quan trọng trong các thành viên khác của SACU. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, môi trường kinh doanh ở các nước SACU năm 2015 kém hiệu quả hơn so với năm 2008 (Bảng 2); Điều này đã hạn chế dòng vốn FDI đầu tư vào SACU trong những năm gần đây.
Bảng 2: Tổng quan về môi trường kinh doanh tại các nước SACU (năm 2008 và 2015)
Namibia | Botswana | Lesotho | Nam Phi | Swazỉland | ||||||
2008 | 2015 | 2008 | 2015 | 2008 | 2015 | 2008 | 2015 | 2008 | 2015 | |
Kinh doanh thuận lợi (bảng xếp hạng) | 43 | 88 | 51 | 74 | 124 | 128 | 35 | 43 | 95 | 110 |
Bắt đầu kinh doanh | ||||||||||
Bảng xếp hạng | 101 | 156 | 99 | 149 | 126 | 108 | 53 | 61 | 142 | 145 |
Chi phí (% thu nhập/ đầu người) | 22,3 | 13,1 | 9,9 | 1,0 | 37,4 | 9,4 | 7,1 | 0,3 | 38,7 | 23,3 |
Số ngày | 99 | 66 | 108 | 60 | 73 | 29 | 31 | 19 | 61 | 30 |
Kỉnh doanh qua biên giới | ||||||||||
Bảng xếp hạng | 144 | 136 | 145 | 157 | 129 | 147 | 134 | 100 | 146 | 127 |
Số lượng tài liệu cần cho xuất khẩu (số lượng) | M | 8 | 6 | 6 | 6 | 7 | 8 | 5 | 9 | 7 |
Thời gian xuất khẩu (số ngày) | 29 | 24 | 33 | 27 | 44 | 31 | 30 | 16 | 21 | 17 |
Chi phí xuất khẩu( USD/ thùng hàng ) | 1.539 | 1.650 | 2.328 | 3.145 | 1.188 | 1.795 | 1.087 | 1.830 | 1.798 | 1.980 |
Số lượng tài liệu cần cho nhập khẩu (số lượng) | 9 | 7 | 9 | 6 | 8 | 7 | 9 | 6 | 11 | 6 |
Thời gian nhập khẩu (ngày) | 24 | 20 | 43 | 35 | 49 | 33 | ‘ 35 | 21 | 34 | 23 |
Chi phí nhập khẩu (USD/ thùng hàng) | 1.550 | 1.805 | 2.595 | 3.710 | 1.210 | 2.045 | 1.195 | 2.080 | 1.820 | 2.245 |
Tín dụng | 36 | 61 | 26 | 61 | 115 | 151 | 26 | 52 | 36 | 61 |
Đăng ký tài sản | ||||||||||
Bảng xếp hạng | 128 | 173 | 36 | 51 | 132 | 93 | 76 | 97 | 142 > | 129 |
Số thủ tục | 9 | 8 | 4 | 4 | 6 | 4 | 6 | 7 | 11 | 9 |
Chí phí ( % giá trị tài sản) | 9.9 | 13.8 | 5.0 | 5.1 | 8.2 | 8.4 | 8.8 | 6.2 | 7.1 | 7.1 |
Nguồn: World Bank (2008); and Worỉd Bank (2015). “Doing Business” Viewed at: http:/Avww. doingbusiness. ơrg/reports/global-reports/doing-business-2015
Ghi chú: Bảng xếp hạng năm 2008 gồm 1 78 quốc gia; năm 2015 bao gồm 189 quốc gia
4. Kết luận
Liên minh Thuế quan miền Nam Châu Phi là liên minh hải quan đầu tiền ra đời ở châu Phi đánh dấu cho một bước khởi đầu trong tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa trong châu lục Đen này. Trong SACU vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, nhất là sự chênh lệch trong kinh tế của các quốc gia thành viên. Sự bất bình đẳng ngày càng cao, khi lợi thế chủ yếu thuộc về Nam Phi. Nam Phi là quốc gia dẫn đầu trong khu vực về hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ; là quốc gia có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung toàn khối. Thực trạng hoạt động cho thấy các điều ước trong Hiệp định năm 2002 đã ngày càng không còn phù họp cho những mục đích cụ thể của SACU. Điều này có thể sẽ dẫn tới các quốc gia trong khu vực phải họp lại để đàm phán một Hiệp định mới có nội dung và mục tiêu phù hợp hơn./.
Trần Hữu Đồng