Kinh tế Trung Quốc tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

0
90
(TTXVN)
(TTXVN)

Nhà kinh tế trưởng cao cấp của S&P Châu Á – Thái Bình Dương và cựu nhà kinh tế trưởng của quỹ Temasek Holdings Shaun Roache trả lời phỏng vấn tờ China Report Asean về triển vọng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Một số nội dung chính:

Về triển vọng tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn bởi đại dịch và các biện pháp nới lỏng định lượng của Mỹ: Mặc dù Châu Á – Thái Bình Dương trải qua cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất trong hơn 4 thập kỷ qua do đại dịch, Trung Quốc và các nền kinh tế chủ chốt ở khu vực được kỳ vọng sẽ dần phục hồi vào nửa sau của năm 2020. Phần lớn các quốc gia Châu Á nhanh chóng nhận diện thách thức đại dịch gây ra cho phát triển kinh tế và đã ban hành các chính sách ưng phó kịp thời. S&P dự báo GDP của Châu Á – Thái Bình Dương sẽ giảm -1,3% trong năm 2020, nhưng sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 6,9% trong năm 2021. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng lần lượt là 1,2% và 7,4% trong năm 2020 và 2021. Các biện pháp kích thích của chính phủ có vai trò đang kể trong giai đoạn phục hồi kinh tế đầu tiên của Châu Á – Thái Bình Dương. S&P dự đoán đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nửa sau của năm 2020 lên mức 5,5%. Sau đó, khi tác động của các biện pháp kích thích yếu dần, cần thiết phải có sự chuyển đổi từ giải pháp kích thích sang chính sách trọng cầu thúc đẩy bởi tiêu dùng để bảo đảm quá trình phục hồi tự sinh. Đề đạt được mục tiêu này, lòng tin của người tiêu dùng cần phải được phục hồi trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo thêm nhiều công văn việc làm và triển vọng tích cực của quá trình nghiên cứu và phát triển vắc-xin. Đáng chú ý, lao động thu nhập thấp ở lĩnh vực dịch vụ nghỉ dưỡng va ăn uống sẽ bị ảnh hưởng mạnh, làm trầm trọng mất cân đối thu nhập ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội với các biện pháp hỗ trợ thất nghiệp và bảo hiểm hưu trí trong giai đoạn tiếp theo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến mất cân đối và bảo vệ những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội. Chính phủ Trung Quốc xác định đây là một trong những ưu tiên công tác của chính phủ, dành quan tâm cao đến sinh kế của người dân, do đó vừa là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế, vừa đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng trong dài hạn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và mở rộng của tầng lớp trung lưu ở quốc gia này.

 Về sự khác nhau giữa Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Mỹ về mở lại nền kinh tế: Các quốc gia và các ngành công nghiệp ở Châu Á – Thái Bình Dương đang ở các giai đoạn phục hồi khác nhau, nhưng về tổng thể đây vẫn là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế thế giới. Khu vực vẫn duy trì được những lợi thế riêng có như các thành tố kinh tế cơ bản ổn định, hạ tầng cơ sở mạnh, lực lượng lao động kỹ thuật được mở rộng và chuỗi cung chế tạo trên quy mô lớn và hết sức tinh vi hình thành qua hàng thập kỷ. Những lợi thế truyền thông này không chỉ giúp Châu Á – Thái Bình Dương có được tăng trưởng kinh tế nhanh, lương không ngừng được cải thiện và tầng lớp trung lưu liên tục được mở rộng, mà còn bảo đảm cho khu vực tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu. Điều ấn tượng hơn là Trung Quốc và các nền kinh tế Châu Á lớn đang ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, hạ tầng thông tin truyền thông, thương mại điện tử và công nghệ tài chính. Dù chịu áp lực đối với tăng trưởng kinh tế do sự chậm lại của quá trình toàn cầu hóa gây ra bởi khủng hoảng tài chính 2008, Châu Á sẽ không đánh mất danh hiệu “công xưởng của thế giới” và “trung tâm đổi mới sáng tạo”.

Về tác động của việc mở lại nền kinh tế Trung Quốc đối với chuỗi cung toàn cầu và phục hồi kinh tế Châu Á: Ngành công nghiệp của Trung Quốc đã phục hồi vượt trên kỳ vọng. Theo tính toán của S&P, chưa đầy 03 tháng sau đỉnh điểm của dịch bệnh, 95% doanh nghiệp quy mô lớn của Trung Quốc đã khôi phục sản xuất, và dù mất nhiều thời gian hơn nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã có những tiến bộ ấn tượng trong quá trình phục hồi. Trong quá trình đó, Chính phủ cung cấp đều đặn thông tin và dữ liệu về những tiến triển mới nhằm đảm bảo sự minh bạch và tâm thế hài lòng cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Tất cả các nhân tố đó cho thấy sức mạnh của chuỗi cung và sự dẻo dai của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài phục hồi của nền kinh tế thực, Trung Quốc cũng dẫn đầu quá trình phục hồi về tài chính trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, lãi suất thấp và các gói kích thích của chính phủ ở khu vực CA-TBD đã giúp làm giảm tác động của đại dịch ở phạm vi nhất định, nhưng nhu cầu yếu đang tạo áp lực về các điều kiện tín dụng và dẫn đến rủi ro vỡ nợ gia tăng. Các điều kiện tín dụng trong nửa sau của năm 2020 sẽ vẫn rất khó khăn. S&P tin rằng việc chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh đến “hạ tầng mới” là rất đáng khích lệ. Điều này phù hợp với tầm nhìn của Trung Quốc về thúc đẩy cải cách cơ cấu cho pháp triển thúc đẩy bởi đổi mới sáng tạo thay vì công nghiệp nặng. Trong quá trình này, khu vực công đóng vai trò then chốt trong phát triển các ngành công nghiệp mới bằng các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp. Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng khu vực tư nhân cũng là người chơi chính trong phát triển thúc đẩy bởi đổi mới sáng tạo. Do đó, duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng nhất là thông qua việc bảo đảm các kênh hỗ trợ tài chính thông suốt cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân sẽ có ý nghĩa to lớn giúp Trung Quốc tiếp tục đà phát triển thúc đẩy bởi sáng tạo đổi mới.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here