Kinh tế Trung Quốc năm 2021 đứng trước 6 thách thức lớn

0
307
(Chinadaily)
(Chinadaily)

Năm 2020, kinh tế Trung Quốc đứng trước áp lực chưa từng có xong đã có một thành tích ưu việt, đó là kinh tế phát triển tốt hơn dự báo và có 2 sự kiện có tính biểu tượng gồm: (i) tổng lượng kinh tế vượt mốc triệu ngàn tỉ NDT, tương đương với 14,7 ngàn tỉ USD, chiếm khoảng 17% tổng lượng kinh tế toàn cầu; (ii) cơ bản xóa bỏ số dân nghèo tuyệt đối, thực hiện sớm trước 10 năm so với mục tiêu 2030 của Liên hợp quốc, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xóa nghèo của nhân loại.

Nhìn triển vọng năm 2021, môi trường bên trong và ngoài tiếp tục có sự biến đổi sâu sắc, phức tạp. Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục nghiêm trọng, phức tạp, mâu thuẫn nội nhu không đủ trong nước tiếp tục hiện rõ, kinh tế phục hồi chưa vững chắc. Do vậy, năm 2021, kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi song vẫn đứng trước nhiều thách thức là:

Một là, tính chưa xác định của đại dịch Covid-19 vẫn còn lớn. Hiện tại tình hình dịch bệnh trên thế giới còn nghiêm trọng. Ở Trung Quốc xuất hiện một số điểm cục bộ dịch bệnh. Áp lực “đề phòng ca ngoại nhập, bên trong đề phòng xuất bùng phát trở lại” vẫn còn. Tháng 12/2020, tổng kim ngạch bán lẻ suy giảm 0,4 điểm % là có liên quan tới công tác phòng chống dịch hiện nay.

Hai là, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp. Quý III, kinh tế các nước phát triển còn phục hồi mạnh song tới quí IV đã suy thoái trở lại. Thiếu hụt sản xuất khó có thể bù đắp trong ngắn hạn, phục hồi kinh tế khả năng sẽ kéo dài và bấp bênh. Nếu như vắc xin không có hiệu quả rộng khắp thì đầu 2021 kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục chịu tác động của dịch bệnh. Nhiều nước có biện pháp cách ly phòng chống dịch bệnh làm chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bị rạn nứt, rủi ro gia tăng. Các nền kinh tế chủ chốt đưa ra các chính sách tài chính tiền tệ với qui mô chưa từng có, tỉ lệ nợ đột phá mức lịch sử, tỉ lệ toàn cầu là 370%, tạo ra rủi ro rất lớn cho thời kỳ sau dịch bệnh.

Ba là, nhu cầu trong nước không đủ càng thể hiện rõ. Nổi bật nhất là khôi phục tiêu dùng vẫn trì trệ, năm 2020 tổng bán lẻ toàn xã hội giảm 3,9%; mức độ tăng tiêu dùng thấp hơn đầu tư khoảng 6,8 điểm %. Do tác động của dịch bệnh, tiêu dùng suy giảm rõ, tạo ra hệ quả mức độ lôi kéo tăng trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm %; Đầu tư chế tạo giảm 2,2% trong năm 2020, phản ánh đầu tư nhân dân chưa khôi phục hoàn toàn.

Bốn là, doanh nghiệp và việc làm đứng trước nhiều khó khăn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng cá nhân chịu tác động nặng nề nhất, khu vực dịch vụ như ăn uống, du lịch, giao thông và vẫn chưa hồi phục. Mà các ngành trên lại thu hút nhiều việc làm nhất, nhất là năm 2021 học sinh tốt nghiệp sẽ lên tới hơn 9 triệu người; cộng thêm với việc sinh viên từ nước ngoài quay về nước làm gia tăng áp lực việc làm. Tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ bị lỗ diện khá rộng do tiêu dùng trong nước không đủ, nguyên liệu cao, giá thành công lao động cao không giảm gây nên.

Năm là, áp lực cân bằng giữa tăng trưởng và đề phòng rủi ro vẫn cao. Áp lực của thu nhập tài chính địa phương, nợ chính quyền địa phương gia tăng rõ ràng. Vốn nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bị kéo dài tới tháng 3/ 2021 vẫn chưa trả được lãi, rủi ro không trả được nợ là có, hiện tại các ngân hàng đang gia tăng các khoản dự trữ, tỉ lệ ngân hàng xấu gia tăng trở lại có thể phát sinh.

Sáu là, chính sách nởi lỏng tiền tệ của các nước phát triển còn tiếp tục, và duy trì tỉ lệ lợi tức lớn so với Trung Quốc dẫn đến áp lực các dòng vốn đổ vào trong ngắn hạn, làm gia tăng áp lực về tỉ giá tăng cao. Trong tình hình các dòng vốn đổ vào gia tăng, ấp lực nâng cao tỉ giá vẫn tồn tại, khiến làm tăng thêm rủi ro bong bóng vốn tài sản của Trung Quốc.

Phương hướng chính sách. Duy trì kinh tế ổn định phục hồi lành mạnh là điều quan trọng nhất, cần nắm chắc nhịp độ và tiết tấu chính sách, áp dụng chính sách đúng chỗ, không vội vàng thay đổi đó là chỉ đạo của Hội nghị công tác kinh tế Trung ương 2020. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa, nắm rõ giai đoạn, thời gian để nêu ra yêu cầu cao hơn về điều tiết vĩ mô.

Năm 2021, Trung ương chủ trương chính sách tài chính tiền tệ tích cực, nhấn mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả, gia tăng tính bền vững của nền kinh tế; đổng thời cần đảm bảo mức độ cao của chi phù hợp.

Trên cơ sở nền tảng chính sách trên có sự điều chỉnh nào đó song sự điều chỉnh cần từng bước. Việc giảm thuế cần từng bước hoàn thiện để tùy vào giai đoạn dịch bệnh, đối tượng doanh nghiệp để phân loại xử lý. Năm 2021, thâm hụt có thể giảm xuống, công trình xây dựng có thể nhu cầu khá lớn, cần có nguồn vốn để hỗ trợ. Về chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương đã xác định rõ chính sách linh hoạt đúng đối tượng, hợp lý thích hợp, lượng cung tiền tệ nghĩa rộng với qui mô vốn xã hội có mức tăng phù hợp với tốc độ tăng trưởng danh nghĩa. Cần đảm bảo sự ổn định cơ bản của đòn bẩy vĩ mô, làm tốt việc cân bằng qua các chu kỳ giữa khôi phục kinh tế với đề phòng rủi ro. Tiếp tục chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kéo dài thời hạn trả lãi suất và giảm bớt khó khăn; xem xét có giai đoạn quá độ hay không. Kéo dài việc hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ; gia tăng các kênh tạo vốn cho các ngân hàng do đứng trước áp lực rủi ro đặc biệt là vốn của các ngân hàng nhỏ và vừa; giảm bớt khó khăn rủi ro loại này. Do vậy, áp lực gia tăng tỉ giá đồng NDT vẫn tiếp tục tồn tại, cần duy trì tỉ giá cơ bản ổn định hợp lý cũng là một nội dung yêu cầu của chính sách tiền tệ. Đối với nhu cầu yếu, cần kết hợp với cải cách có tính kết cấu hướng cung (sản xuất), gia tăng mức độ áp dụng biện pháp tích cực.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here