Kinh tế Trung Quốc

0
80
(minh hoạ)
(minh hoạ)

1. Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc cần tăng cường chống độc quyền và chống cạnh tranh không công bằng

Ngày 30/8/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì triệu tập Hội nghị lần thứ 21 Ủy ban về đi sâu cải cách toàn diện Trung ương, Hội nghị đã xem xét thông qua bản “Ý kiến về tăng cường chống độc quyền và đi sâu thúc đẩy thực thi chính sách cạnh tranh công bằng”.

Chủ trì hội nghị, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, cần phải thúc đẩy hình thành môi trường thị trường cạnh tranh công bằng, tạo không gian phát triển rộng rãi cho các loại chủ thể trên thị trường đặc biệt là các doanh  nghiệp vừa và nhỏ, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng. Hội nghị nhấn mạnh, cần phải đẩy nhanh kiện toàn cơ chế thâm nhập thị trường, cơ chế thẩm tra cạnh tranh công bằng, cơ chế giám sát quản lý cạnh tranh công bằng kinh tế số, cơ chế phòng ngừa và chấm dứt lạm dụng quyền lực hành chính để loại bỏ và hạn chế cạnh tranh, v.v. Hội nghị chỉ rõ, Trung Quốc là một nước lớn, cần phải có thực lực dự trữ và năng lực ứng phó khẩn cấp quốc gia phù hợp với địa vị của một nước lớn.

2. Trung Quốc họp bàn giải pháp ứng phó với tình trạng giá thành vận tải đường biển leo thang

Kể từ nửa cuối năm ngoái đến nay, giá thành vận tải đường biển quốc tế leo thang, dịch vụ công-ten-nơ trong nước xuất hiện tình trạng “khó thuê công-ten-nơ”, gây sức ép cực lớn cho không ít doanh nghiệp ngoại thương. Tại hoạt động “Đàm thoại kinh tế hàng tháng” diễn ra tại Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc mới đây, nhân sĩ ngành vận tải bến cảng đã thảo luận xoay quanh các vấn đề như các doanh nghiệp ngoại thương làm thế nào ứng phó giá thành vận tải biển leo thang, bến cảng làm thế nào nâng cao hiệu quả lưu chuyển công-ten-nơ, v.v.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học vận tải đường thủy Bộ Giao thông Trung Quốc Giả Đại Sơn nêu rõ, ước tính theo con số hiện nay, thương mại quốc tế trong năm nay có thể phục hồi đến trình độ của năm 2019, trong khi đó năng lực vận tải đường biển tăng 7% so với năm 2019. Ông cho biết, trong bối cảnh số lượng vận tải tăng trưởng và năng lực vận tải tăng nhanh hơn, giá thành vận tải xuất hiện tăng vọt, nguyên nhân chính là ở hiệu quả lưu chuyển của năng lực vận tải thực tế giảm dẫn đến mâu thuẫn cung cầu về năng lực vận tải. “Để kiểm soát hữu hiệu dịch Covid-19, việc theo dõi giám sát, kiểm tra, xử lý bệnh tình, thủy thủ đổi ca, điều trị một số thủy thủ, thậm chí có một số bến cảng tiến hành tác nghiệp khép kín do nguyên nhân dịch bệnh, cùng với sự tác động ùn tắc và phong tỏa của kênh đào Sue v.v. khiến năng lực vận tải thực tế của tàu thuyền giảm mạnh”.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Cảng Quảng Châu Tống Tiểu Minh cũng nêu rõ, nhìn từ các chỉ tiêu như số lượng công-ten-nơ và số lượng thủy thủ quốc tế, lượng cung cấp vận tải là đầy đủ, vấn đề ở chỗ hiệu quả cung cấp. “Vấn đề lớn nhất là ùn tắc bến cảng. Ùn tắc bến cảng có rất nhiều nguyên nhân: thời tiết, xử lý phòng dịch, v.v… bất kể ở Trung Quốc hay là nước khác, một khi phát hiện thủy thủ thông báo dương tính hoặc xét nghiệm dương tính với Covid-19, phải xử lý phòng dịch toàn bộ, sự kéo dài về thời gian tại bến là một thách thức rất lớn. Hiện nay các cảng cơ bản của Châu Âu như Rotterdam, Hamburg, Antwerps, thời gian chờ đợi trung bình là 3 đến 5 ngày, thời gian chờ đợi trung bình của các bến cảng bờ tây nước Mỹ là 10 đến 12 ngày,  bến cảng ở bờ đông Mỹ vào khoảng một tuần, do vậy là ùn tắc bến cảng mang tính toàn cầu”. Tổng Giám đốc Bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh Công ty HHCP vận tải năng lượng Cục Chiêu Thương Trung Quốc Lưu Xuân Đình cho rằng, trước khi dịch Covid-19 có sự chuyển biến tốt, nhu cầu trên thị trường công-ten-nơ ngoại thương sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian nửa năm đến một năm tới. Ông đề nghị tiếp tục nâng cao hiệu quả sắp xếp phòng chống dịch của bến cảng.

Về doanh nghiệp ngoại thương làm thế nào ứng phó sự leo thang của giá thành vận tải biển, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bến cảng Quảng Châu Tống Tiểu Minh đề nghị: “Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và công ty tàu thuyền nên cố gắng ký thoả thuận lâu dài, hiện nay tình hình ký thỏa thuận lâu dài trong ngành công-ten-nơ chiếm 60%, chúng tôi mong tỷ lệ này có thể tiếp tục nâng cao, như vậy mới có thể kiểm soát rủi ro, kiểm soát giá thành. Đề nghị thứ hai là mong các doanh nghiệp xuất khẩu thành lập kho hải ngoại của mình nhiều hơn, nắm quyền chủ động của cả chuỗi logistic trong tay mình”.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here