Kinh tế Mỹ

0
71
(Internet)
(minh hoạ)

1. Đại diện USABC cho rằng Hoa Kỳ đang “tái thúc đẩy” ASEAN-US TIFA

Ngày 31/8/2021, Inside Trade đăng phỏng vấn Phó Chủ tịch cấp cao của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) Marc Mealy cho rằng Mỹ đang cố gắng “tái tạo” quan hệ kinh tế với ASEAN tập trung vào việc thúc đẩy cơ chế TIFA với ASEAN như một công cụ để mở rộng cơ hội thương mại và giải quyết các trở ngại thương mại. Theo Bộ thương mại và Công nghiệp Philippines, hai tuần trước các quan chức kinh tế cấp cao của ASEAN đã gặp Quyền Trợ lý USTR Marta Prado và hoàn thành Kế hoạch hành động của ASEAN-US TIFA giai đoạn 2021-2022. Hai bên thống nhất sẽ gặp lại vào tháng 9 để xây dựng và thực hiện kế hoạch làm việc mà hai bên đã được và bà Katherine Tai có thể sẽ tham dự các cuộc tham vấn trong năm nay. Mỹ và ASEAN lần đầu ký TIFA vào năm 2006 để thành lập một diễn đàn thảo luận về các vấn đề thương mại.

Ông Mealy cho rằng mặc dù chính quyền Biden hiện thực hiện chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm nhưng ASEAN-US TIFA vẫn là công cụ tốt nhất mà chính quyền Biden có thể sử dụng để gắn kết với các quốc gia thành viên ASEAN. Theo thông tin từ USTR, trước cuộc họp năm nay, bà Tai đã tham vấn các công đoàn trong nước và quốc tế (bao gồm AFL-CIO và Liên minh Công đoàn quốc tế) để đưa các ưu tiên của mình vào các cuộc tham vấn sắp tới với các Bộ trưởng kinh tế ASEAN. Ông Marc Mealy cho rằng nếu nhìn vào các thỏa thuận mà Mỹ đã ký kết với 15 quốc gia Châu Á – TBD thì không có nội dung nào nhấn mạnh đến ưu tiên về các tiêu chuẩn lao động. Ông Mealy cho biết Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong quan hệ với ASEAN. Hiện nhiều đối tác trong đó Canada, EU đã và có thể sẽ đàm phán về một hiệp định thương mại tự do với ASEAN.

2. Các nhà sản xuất nam châm của Mỹ thúc giục các nhà lập pháp ủng hộ trợ cấp

Ngày 31/8/2021, Inside Trade đưa tin một Liên minh các nhà sản xuất nam châm Mỹ  đang yêu cầu Quốc hội trợ giúp các khoản tín dụng thuế cho các nhà sản xuất nam châm đất hiếm trong Luật Cơ sở Hạ tầng vừa được chuyển qua Hạ viện. Liên minh đã gửi một thư đến Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (D-CA), Lãnh đạo phe thiểu số Kevin McCarthy (R-CA) cùng một số nghị sỹ khác đề nghị đưa dự luật “Tín dụng thuế sản xuất nam châm đất hiếm” vào gói cơ sở hạ tầng. Dự luật được đưa ra bởi HNS Eric Swalwell (D-CA) và Guy Reschenthaler (R-PA).

Trong thư, các công ty cho rằng Mỹ có khả năng sản xuất nam châm đất hiếm với quy mô rất hạn chế, trong khi đó Trung Quốc cung cấp 90% nhu cầu của thế giới. Do đó, Hoa Kỳ dễ bị ảnh hưởng bởi các hành động từ các chính phủ nước ngoài nhằm vũ khí hóa các khoản trợ cấp phi thị trường, các qui định lỏng lẻo về môi trường và các hoạt động lao động kém chất lượng để củng cố sự kiểm soát đối với thị trường đất hiếm. Các khoản tín dụng thuế như trong dự luật Swalwell-Reschenthaler sẽ giải quyết sự mất cân bằng thị trường và giúp ngăn chặn các hành động phi thị trường làm gián đoạn ngành công nghiệp đất hiếm ở Mỹ.

Các công ty ký chung vào thư trên là 14 công ty sản xuất nam chấm đất hiếm của Mỹ, trong đó có Advanced Magnet Lab, Inc., Bunting Magnetics và Dexter Magnetic Technologies.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here