Kinh tế Bangladesh

0
616

1. GDP Bangladesh và Khu vực Nam Á có thể tăng chậm hơn

Ngày 6/10/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo “South Asia Economic Focus, Coping with Shocks: Migration and the Road to Resilience”. Theo đó, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn ở trong và ngoài nước, “tăng trưởng GDP của Bangladesh được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 6,1% trong năm tài khóa 2022-23 (FY23), vì lạm phát cao hơn và mất điện kéo dài làm cản trở sự phục hồi sau COVID trong tiêu dùng và đầu tư”. Như vậy, WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Bangladesh so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 6 là 6,7%.

Tuy nhiên, WB cũng dự báo GDP tăng trưởng cao hơn một chút ở mức 6,2% trong năm tài chính FY24 tới.

Xuất khẩu của Bangladesh dự kiến sẽ tăng chậm lại, do điều kiện kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Bangladesh xấu đi, nhu cầu bên ngoài giảm, đặc biệt là ở thị trường Mỹ và EU; đồng thời trong nước thiếu năng lượng, nhiên liệu và chi phí đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến đầu ra.

Về kinh tế Nam Á, Báo cáo của WB dự báo GDP của khu vực này có thể tăng trưởng trung bình 5,8% trong năm nay, giảm 1% so với dự báo hồi tháng 6.

Xuất khẩu của Nam Á, trong ngắn hạn, tăng trưởng chậm hơn, đặc biệt là xuất khẩu hàng dệt may đối với Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka.

Lạm phát ở Nam Á dự kiến ​​sẽ tăng trong năm 2022 và sau đó giảm do nhiều yếu tố. “Lạm phát trung bình sẽ đạt 9,2% vào năm 2022, do lạm phát của Sri Lanka tăng lên hơn 45% và lạm phát ở Pakistan do khan hiếm hàng hóa càng trầm trọng hơn do lũ lụt.  Đây là mức lạm phát cao nhất ở khu vực này kể từ năm 2009 với 11,2%”. Đến năm 2023 và 2024, lạm phát dự kiến ​​sẽ ở mức vừa phải khi giá cả hàng hóa ổn định và chính sách tiền tệ được các nước triển khai phù hợp.

Về xóa đói giảm nghèo, khu vực Nam Á là một bức tranh ảm đạm, WB cho rằng tỉ lệ nghèo đói sẽ không giảm nhanh như dự kiến ​​trước đây vì lạm phát, sản xuất nông nghiệp khó khăn do thời tiết thất thường.

2. Lạm phát giảm nhẹ trong tháng 9 từ mức cao kỷ lục sau một thập kỷ

Theo thống kê chính thức, lạm phát đã giảm nhẹ xuống còn 9,1% trong tháng 9 từ mức 9,8% của tháng 8. Bộ trưởng Kế hoạch Bangladesh MA Mannan cho biết, lạm phát 9,8% trong tháng 8 là mức lạm phát cao nhất sau một thập kỷ. Theo dữ liệu của Cục Thống kê Bangladesh (BBS), mức lạm phát cao nhất gần đây là 11,4% vào năm 2011. Bộ trưởng hy vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong tháng 10 này do giá gạo, rau và đỗ đã giảm một chút.

Do lạm phát cao, giá cả tất cả các mặt hàng, bao gồm cả nhu yếu phẩm hàng ngày, tăng vọt đã làm giảm sức mua của người dân và làm cuộc sống người nghèo gần như không đủ khả năng chi trả.

Theo BBS, tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng lên mức 7,42% vào tháng 5, từ mức khoảng 6% trong những tháng trước đó của năm 2022. Bất ngờ lạm phát tăng vọt lên 9,8% vào tháng 8 và vẫn ở mức cao là 9,1% vào tháng 9.

Chính phủ đặt mục tiêu giữ lạm phát trong giới hạn 5,6% trong năm tài chính 2022-2023 (FY23) hiện tại. Theo BBS, tỷ lệ lạm phát trung bình trong FY22 vừa qua là 6,15%, ngang với FY21.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here