Kinh tế Ấn Độ

0
70
(https://www.quangninh.gov.vn)
(ảnh minh hoạ)

Suy giảm tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong thực tế thậm chí còn nghiêm trọng hơn mức dự báo, thể hiện qua sự sụt giảm của hàng loạt số liệu kinh tế như mức sụt giảm lên đến 60% đối với số lượng sản phẩm trong các ngành sản xuất phụ trợ kể từ tháng 6/2019, suy giảm trong doanh số bán ô tô, cắt giảm việc làm, giảm lương khu vực tại khu vực nông thôn, nhu cầu tiêu dùng thành thị giảm, … Căn cứ trên tình hình hiện tại, theo một số dự báo, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong quý đầu tiên năm 2019-2020 chỉ dừng lại ở mức 5,7% trong khi mức độ tăng trưởng các quý trước đó cũng chỉ dừng lại ở mức trên trong khi mức kỳ vọng của Chính phủ là nỗ lực khiến cho chỉ số trên đạt mức 6,5% đến 6,7%.

Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành những biện pháp để giảm thâm hụt tài khoá của nước này. Hiện nay, thâm hụt tài khoá của Ấn Độ đạt mức 4,3 nghìn tỷ Rs, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn từ tháng 4-6/2019, thâm hụt thương mại chiếm 61,4% so với tổng ngân sách quốc gia, tỷ lệ này thấp hơn so với mức 68,7% vào cùng thời điểm năm 2018. Những cải thiện này đạt được không phải đến từ các biện pháp tăng thuế, mà do Chính phủ nước này tiến hành hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là thông qua cắt giảm chi phí tài sản cố định. Theo ý kiến của một số chuyên gia, việc cắt giảm chi ph hoàn toàn không có tác dụng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngược lại biện pháp này còn làm tình hình tồi tệ hơn bởi nó khiến cho các nhà đầu tư tại khu vực tư nhân giảm thực hiện các khoản đầu tư mới. Tuy nhiên, nhận định trên có phần không chính xác bởi trong bối cảnh tình hình nợ công tăng cao, việc giảm chi phí tài sản cố định có thể là một biện pháp hữu hiệu khi những khoản chi phí giành cho những ngành mũi nhọn quan trọng vẫn được duy trì trong khi giảm chi phí tại những ngành hoạt động kém hiệu quả, đòi hỏi vốn đầu tư cao để nghiên cứu, phát triển.

Căn cứ trên tình hình hiện tại, theo tính toán thâm hụt thương mại Ấn Độ sẽ đạt 46 tỉ USD vào Quý I năm 2019-2020, trong đó số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu đều được dự báo giảm tương đối đáng kể. Đây là kết quả của tình trạng giảm nhu cầu trong nước và tại các thị trường nước ngoài của Ấn Độ, cùng với đó là tình trạng giá dầu thô sụt giảm, đồng Rupee mất giá khiến cho Ngân hàng Trung ương nước này phải dự kiến tăng thêm 158 tỷ USD vào quỹ dự trữ của nước này trong Quý II/2019./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here