Kịch bản phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19

0
75
(Shutterstock)
(Shutterstock)

Báo cáo tháng 3/2020 của McKinsey nhận định, Covid-19 là thách thức nhân đạo toàn cầu lớn nhất. Chính phủ nhiều nước như Mỹ, châu Âu đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn như giãn cách xã hội, buộc người dân ở nhà nhằm giảm đà tăng của các ca lây nhiễm. Điều này dẫn đến việc giảm sút nhu cầu mạnh nhất và sâu nhất trong thời hiện đại khiến cho nhiều công ty rơi vào tình trạng khó khăn. Các chính phủ còn rất ít lựa chọn để vừa ứng phó với vấn đề sức khỏe cộng đồng, vừa giải quyết sự sụt giảm nhu cầu, một trong những lực đẩy quan trọng của nền kinh tế. Nếu không làm được việc này, chắc chắn các nước sẽ phải đối mặt với những tác động sâu sắc hơn đối với sinh mệnh và sinh kế của người dân.

Báo cáo phân tích cho thấy các nước khởi đầu dịch bệnh tương đối giống nhau nhưng đồ thị phát triển dịch bệnh khác nhau do cách thức ứng phó khác nhau.

So sánh mô hình xử lý dịch, các nước Phương Tây đang đi theo mô hình “giai đoạn đầu của Trung Quốc” là khống chế, hạn chế di chuyển: tập trung vào phong tỏa, hạn chế đi lại, bắt buộc đóng cửa các hoạt động kinh doanh. Mô hình này không hiệu quả bằng mô hình của Hàn Quốc “xét nghiệm, truy tìm, cách ly: tăng cường xét nghiệm các ca nghi nghiễm, khoanh vùng ổ dịch, truy tìm các mối liên hệ và cách ly thông qua hệ thống giám sát; thực hiện cách ly bắt buộc”.

Dựa trên diễn biến dịch bệnh và các biện pháp ứng phó của các nước, McKinsey đưa ra các kịch bản về tác động của COVID 19 đối với kinh tế như sau:

Với kịch bản cao, dịch bệnh được khống chế và kiểm soát trong vòng 2-3 tháng, GDP thực tế của quý II/2020 so với quý IV/2019 sẽ sụt giảm như sau: Trung Quốc giảm 3,3%; Mỹ giảm 8%, Eurozone giảm 9,5%, và toàn thế giới giảm 4,9%; tăng trưởng GDP của cả năm 2020: Trung Quốc giảm 0,4%, Mỹ giảm 2,4%, Eurozone giảm 4,4%, và thế giới giảm 1,5%; thời điểm khôi phục lại kinh tế tương đương giai đoạn trước Covid-19 đối với Trung Quốc là quý III/2020, Mỹ là quý IV/2020, Eurozone là quý I/2021, toàn cầu là quý IV/2020.

Trong kịch bản xấu hơn, những nỗ lực ứng phó có kết quả ban đầu nhưng dịch bệnh bùng phát trở lại ở một số nơi, các biện pháp giãn cách xã hội được tái áp dụng, sự sụt giảm thực tế của GDP quý II/2020 so với quý IV/2020 như sau: Trung Quốc giảm 3,9%, Mỹ giảm 10,6%, Eurozone giảm 12,2%, và toàn cầu giảm 6,2%; tốc độ tăng trưởng GDP 2020: Trung Quốc giảm 2,7%, Mỹ giảm 8,4%, Eurozone giảm 9,7%, toàn cầu giảm 4,7%; thời điểm khôi phục lại tương đương giai đoạn trước Covid-19 của Trung Quốc sẽ là quý II/2021, Mỹ là quý I/2023, Eurozone là quý III/2023 và toàn cầu là quý III/2023.

Như vậy, trong cả hai kịch bản, khu vực Euro sẽ là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề và lâu dài nhất, tiếp đến là Mỹ và cuối cùng là Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục nhanh hơn tốc độ chung của kinh tế toàn cầu.

(Đại sứ quán Việt nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here