Khơi thông các điểm nghẽn trong mô hình phát triển mới của Trung Quốc

0
71
(internet)
(Xinhua)

Mới đây, ông Lâu Kế Vĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính Trung Quốc có bài phát biểu về mô hình phát triển mới “tuần hoàn kép” của Trung Quốc tại Hội nghị thảo luận của Diễn đàn 50 nhà kinh tế với một số nội dung sau:

Để đo mức độ phụ thuộc vào tuần hoàn trong nước và quốc tế có thể thông qua đánh giá mức độ phụ thuộc vào thương mại của nền kinh tế đó. Trong những năm gần đây, mức độ phụ thuộc vào thương mại của Trung Quốc dao động ở mức khoảng 35%. Tuy nhiên, do quy mô kinh tế và tình hình quốc tế, dự kiến mức độ này sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới.

Nguyên nhân và quá trình thay đổi mức độ phục thuộc vào thương mại của Trung Quốc có thể chia làm các mốc:

(i) Trước những năm 1978, sự phụ thuộc thương mại của Trung Quốc chưa đến 10%, là điển hình của nền kinh tế đóng cửa. Sau khi cải cách và mở cửa, thông qua thương mại bù trù (Compensation Trade) và thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn đầu, mức độ phụ thuộc thương mại đã đạt 23% vào năm 1985. Sau khi “Hiệp định Plaza” (1985) của Nhật Bản được ký kết, Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội thu hút sự chuyển dịch ngành nghề từ Nhật Bản, mức độ phụ thuộc thương mại đã tăng lên 32% vào năm 1993. Trong giai đoạn này này, hầu hết các năm đều nhập siêu.

(ii) Năm 1994 có tính bước ngặt với việc tiến hành cải cách toàn diện, bao gồm cải cách hệ thống ngoại hối và ngoại thương. Sau một loạt các biện pháp cải cách, dỡ bỏ bảo hộ thương mại và đầu tư, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào năm 2001. Mức độ phụ thuộc vào thương mại tăng lên theo từng năm và đạt mức cao nhất là 67% vào năm 2006. Trong giai đoạn này, hầu hết các năm đều thặng dư, căng thẳng thương mại cũng gia tăng.

(iii) Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 khiến nhu cầu nước ngoài suy giảm, đầu tư trong nước tăng mạnh, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng, nhu cầu tiêu dùng tăng và các yếu tố khác, khiến mức độ phụ thuộc thương mại giảm dần xuống còn 35% vào năm 2019, thăng dư thương mại chiếm chưa đến 2% GDP, bước đầu hình thành nền kinh tế với tuần hoàn trong nước là chủ đạo, tuần hoàn kép trong nước và quốc tế thúc đẩy lẫn nhau.

Từ các mốc trên có thể vai trò quan trọng của cải cách và các chính sách lớn, tổng kết lại: (i) cải cách và mở cửa là động lực chính để nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế; (ii) sự thay đổi của Trung Quốc cho thấy các nền kinh tế mở cửa lớn nên dùng tuần hoàn trong nước làm chủ đạo, rất khó duy trì mức độ phụ thuộc thương mại quá cao; (iii) sự phụ thuộc quá mức vào nhu cầu bên ngoài của Trung Quốc cũng là kết quả của việc mất cân bằng về phân bổ nguồn lực trong nước, dẫn đến mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn, khiến tỷ lệ đô thị hóa thấp, không giải phóng được nhu cầu trong nước; (iv) mức độ phụ thuộc vào thương mại đã giảm mạnh sau năm 2007, ngoài các nguyên nhân như “bước ngoặt Lewis”, [1]xu hướng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác chậm lại, chi phí lao động tăng nhanh, các ngành thâm dụng lao động chuyển dịch ra nước ngoài… thì trong 10 năm gần đây, vấn đề già hóa dân số và tỷ lệ sinh đẻ suy giảm cũng đang đẩy nhanh quá trình này; (v) sau năm 1998, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng internet đã thúc đẩy cải thiện và đổi mới vòng tuần hoàn trong nước, nhu cầu trong nước được giải phóng.

Để giải quyết các điểm nghẽn trong tuần hoàn trong nước, ông Lâu Kế Vĩ đưa ra các đề xuất: (i) thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kết cấu theo hướng trọng cung; (ii) thúc đẩy pháp trị. Một trong những nguyên nhân khiến TQ phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu nước ngoài là do môi trường pháp lý trong nước chưa tốt, việc bảo vệ quyền sở hữu chưa đầy đủ, chưa hình thành xã hội tín dụng; (iii) giảm chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng, nền tảng internet và đầu tư công nghệ 5G, nếu không sẽ gây tắc nghẽn vòng tuần hoàn trong nước; (iv) bảo vệ và cải tiến các quy tắc quốc tế.

Ông Lâu Kế Vĩ cũng nhấn mạnh, việc thúc đẩy phát triển chiến lược mới là phù hợp với quy luật khách quan. Và đã là quy luật khách quan thì việc chính phủ Trung Quốc cố ý dùng tuần hoàn kép để tối ưu hóa bố cục chuỗi ngành nghề là không thể thực hiện được, sử dụng tài chính công để nắm giữa vị thế công nghệ là không tốt, mất nhiều hơn được, còn gây hiểu lầm với các nước. Điều quan trọng, là cần phải học tập, lĩnh hội ý nghĩa thực sự của chiến lược, thực hiện tốt các biện pháp cải cách và mở cửa.

[1] Giai doạn lao động dư thừa nghèo vùng nông thôn đã trở nên khan hiếm và mức lương bắt đầu gia tăng nhanh chóng.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here