Học vấn và kỹ năng thấp là thách thức lớn đối với lực lượng lao động Bangladesh

0
130
(Bangladesh)
(Bangladesh)

Ngày 09/11/2020, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã xuất bản cuốn sách “Dự đoán và chuẩn bị cho các kỹ năng và việc làm mới nổi”. Trong báo cáo mới, ADB đã đưa ra nhận định rằng trình độ học vấn và kỹ năng thấp của phần lớn lực lượng lao động ở Bangladesh vẫn là một hạn chế lớn đối với năng suất lao động và đặt ra thách thức để có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao. Năng suất thấp trong công nghiệp và khả năng cạnh tranh là một thách thức liên tục đối với nước này so với các nước láng giềng khác như Ấn Độ và Sri Lanka. Chỉ 1/4 các công ty tư nhân ở Bangladesh có tiến hành đào tạo nội bộ cho nhân viên của mình.

Để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, báo cáo đề xuất Bangladesh đa dạng hóa các cơ sở kinh tế của mình và nâng cao chuỗi giá trị trên thị trường toàn cầu. Sự chuyển đổi cơ cấu trong thập kỷ qua đã chuyển hầu hết lao động phổ thông từ các nông thôn và vùng ven thành thị sang dệt may, nhưng những lao động phổ thông này có thể có ít kỹ năng trong quá trình này. Kết quả là năng suất lao động thấp so với các nước láng giềng khác như Ấn Độ và Sri Lanka.

Cuốn sách cho biết tốc độ tăng trưởng cao của Bangladesh thường nhờ vào ngành công nghiệp may sẵn (RMG) đang bùng nổ, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 40% năm 1990 lên 80% năm 2015. Phần lớn thành công của ngành này là do chi phí sản xuất và lao động trình độ thấp.

Sự phát triển công nghiệp của RMG đã mở rộng việc làm trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là cho phụ nữ. Ước tính việc làm đối với phụ nữ tăng 4,4% hàng năm do nhu cầu từ việc làm khu vực công nghiệp ở thành thị, cao hơn gấp đôi tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động nói chung. Tuy nhiên, theo báo cáo này, phần lớn lực lượng lao động vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành liên quan (41%), trong khi khoảng 20% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và 39% trong lĩnh vực dịch vụ.

Hơn một nửa lực lượng lao động có trình độ tiểu học hoặc hoàn toàn không có trình độ học vấn; chỉ khoảng chỉ 1/3 tốt nghiệp trung học cơ sở và dưới 10% có trình độ trung học phổ thông; dưới 4,0% dân số trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ thuật hoặc dạy nghề.  Báo cáo đề xuất phát triển giáo dục và kỹ năng cùng nhau để cải thiện nguồn nhân lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. “Để đưa đất nước vào con đường tăng trưởng nhanh, cần phải chuyển đổi từ mô hình phát triển năng suất thấp, lương thấp sang mô hình năng suất cao và tăng trưởng cao. Đất nước cũng cần đa dạng hóa nền kinh tế, vượt ra khỏi lĩnh vực may mặc”.

Để đạt được tầm nhìn này, lực lượng lao động ngày càng tăng cần được trang bị giáo dục và kỹ năng để có thể cải thiện năng suất và đáp ứng nhu cầu kỹ năng mới, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi trình độ kỹ thuật và nhận thức ngày càng cao. Báo cáo của ADB nhận xét, hệ thống Giáo dục và Đào tạo Kỹ thuật và Dạy nghề (TVET) ở Bangladesh vào đầu những năm 2010 còn rời rạc và không đủ cả về chất lượng và số lượng. “Vào đầu những năm 2010, TVET đào tạo ít hơn 500.000 người”. Do liên kết yếu giữa hệ thống TVET và các ngành công nghiệp, nên hầu hết các khóa đào tạo không thể cung cấp các kỹ năng theo yêu cầu của thị trường việc làm. “Việc chuẩn bị cho những người mới tham gia thị trường việc làm hàng năm để đưa họ thành một lực lượng lao động hiệu quả được giáo dục và đào tạo kỹ năng chất lượng đặt ra những thách thức lớn trong hệ thống TVET hiện nay”.

Với lực lượng lớn lao động trẻ, nếu được trang bị tốt các kỹ năng làm việc, sẽ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai của đất nước và tận dụng “nhân khẩu học”. Tài liệu gợi ý để đáp ứng yêu cầu về nhân lực có các kỹ năng và kỹ thuật cao, cần kết hợp trang bị cho lực lượng lao động các kỹ năng mềm và các kiến thức nền tảng bao gồm các kỹ thuật số. Với các kiến thức, kỹ năng nền tảng vững chắc sẽ cho phép họ tiếp thu các kỹ năng mới một cách hiệu quả và thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi.

Báo cáo dự đoán các công việc thường ngày, lặp đi lặp lại có thể được tự động hóa, các công việc đòi hỏi tư duy phản biện và sự sáng tạo có thể sẽ tăng lên trong những năm tới. Tuy nhiên, những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ và các mô hình kinh doanh mới khiến nó ngày càng trở nên khó đoán về bản chất của các công việc sắp tới và các yêu cầu kỹ năng của họ.

Đối với cả người lao động hiện tại và những người mới tham gia lao động trong tương lai, nền tảng kiến thức vững chắc và được trang bị kỹ năng mềm sẽ là yếu tố cần thiết để nâng cao trình độ và đào tạo lại bản thân, đồng thời thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc đang phát triển.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here