Hoa Kỳ-Ấn Độ đang đàm phán giảm thuế đối với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ

0
67
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Theo Insidetrade, các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Ấn Độ đang thảo luận một thỏa thuận thương mại một phần, tập trung vào việc giảm thuế đối với một số mặt hàng để Hoa Kỳ tăng xuất khẩu vào Ấn Độ. Các nhà đàm phán đang xác định các sản phẩm của Mỹ mà Ấn Độ có thể giảm thuế để hàng hóa của Mỹ sẽ được nhập khẩu nhiều hơn, nhưng tránh tạo điều kiện cho hàng hoá của Trung Quốc có cơ hội nhập khẩu vào Ấn Độ. Việc cắt giảm thuế sẽ dựa trên quy chế Tối huệ quốc (MFN), có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ được hưởng mức thuế tương tự các bên thứ ba khác.

Một trong các mục tiêu là Ấn Độ được khôi phục các ưu đãi theo chế độ GSP của Mỹ, đổi lại phía Mỹ sẽ nhận được ưu đãi trong việc tiếp cận thị trường Ấn Độ. Theo cách tiếp cận từ phía Hoa Kỳ, Ấn Độ sẽ phải đưa ra các ưu đãi giảm thuế tương đương các lợi ích GSP mà New Dehli được hưởng. Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã đưa ra con số mục tiêu là 6,4 tỷ đô la tương đương với lượng hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang Hoa Kỳ được hưởng lợi từ GSP năm ngoái.

Một phái đoàn Hoa Kỳ do Christopher Wilson, Trợ lý USTR dẫn đầu đã đến New Delhi vào tháng trước để thảo luận về một thỏa thuận hạn chế, nhằm giải quyết vấn đề kiểm soát giá của Ấn Độ đối với các thiết bị y tế, cơ hội tiếp cận thị trường nông nghiệp và hàng rào phi thuế quan đối với một số sản phẩm. Ngoài ra, USTR cũng nhấn mạnh vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ấn Độ.

Mỹ hiện cho biết tiến độ đàm phán vẫn chậm. Trước đó, các bên đã hy vọng sẽ công bố một thỏa thuận thương mại vào tháng 9/2019 bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, nhưng các cuộc đàm phán đã không tiến triển theo tiến độ khiến sự kiện này phải tạm hoãn. Tổng thống Trump sau đó tuyên bố trong tương lai hai bên sẽ hướng đến một thỏa thuận rộng lớn hơn thay cho một thỏa thuận hạn chế.

Ông Murry cho rằng quyết định gần đây của Ấn Độ về việc rút khỏi Hiệp định RCEP cũng khiến người ta lo ngại về tiến độ đàm phán của Ấn Độ với Mỹ. Ấn Độ đã đồng ý với 20 chương khác nhau trong RCEP nhưng sau đó đột ngột dừng lại và rút lui khi “động đến”vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa và kế hoạch giảm thuế quan. Ông Murry nói việc này tạo một ấn tượng không tốt về cách Ấn Độ tham gia đàm phán.  

(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here