Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu- Việt Nam sẽ tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam

0
93
Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu thương mại giữa hai bên là tính bổ sung lớn về lợi thế và nhu cầu xuất nhập khẩu.
Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung lớn về lợi thế và nhu cầu xuất nhập khẩu.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trong thế kỷ XXI. Đây là quả trình liên tục, diễn ra dưới nhiều hình thức và nhiều cấp độ khác nhau. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế dang có tác động sâu sắc đến hoạt động thương mại, đầu tư cũng như các chinh sách kinh tê – xã hội của Thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu- Việt Nam (EVFTA) và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam

  • Một vài nét về Liên minh Châu Âu (EU) và EVFTA

EU là đối tác có vị thế rất quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển của Việt Nam. Đây là một liên minh kinh tế bao gồm 28 nước thành viên (cho đến khi nước Anh chưa kết thúc đàm phán với EU về việc nước này rời khỏi EU) tổng diện tich khoảng 4,4 triệu km² ,dân số 508 triệu người. Là một thục thể kinh tế, EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP khoảng 18.000 tỷ USD.

Về thương mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU liên tục tăng từ năm 2010 đến 2016 (trước năm 2009). Năm 2016, Việt Nam xuất khấu vào EU 34 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2017, EU trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất khấu đạt 21.401 triệu USD, tăng 12,6% so với cũng kỳ, chỉ đứng sau Hoa Ky với giả trị đạt 23.443 tỷ USD, tăng l0,2%so với cũng kỳ năm trước; tiếp đó là Trung Quốc đạt 15.619 tỷ USD, tăng 44%; ASEAN đạt 12.132 tỷ USD, tăng 26,5%… Riêng các năm 2012, 2013, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và lớn hơn cả Hoa Kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn là sản phẩm truyền thống, có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép các loại, nông – làm – thủy sản, máy vi tính… Các doanh nghiệp xuât khẩu kỳ vọng EVFTA dự kiến có hiệu lực vào năm 2018 sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU ước tăng 50% vào năm 2020.

Việt Nam hiện đang tập trung xuất khẩu vào một Số thị trường trọng tâm như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy. Đây là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại EU, cả về xuất khấu và nhập khẩu chiêm khoảng 68% tổng thương mại với các nước EU.

Bảng 1:10 thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017

Tên nước/vùng lãnh thổ Xuất khẩu Nhập khẩu
Kim ngạch (triệu USD) So sánh với năm trước (%) Kim ngạch (triệu USD) So sánh với năm trước (%)
Trung Quốc 15.619 44,0 31.592 15,3
Hàn Quốc 7.736 28,2 26.309 48,8
Hoa Kỳ 23.443 10,2 5.422 20,9
EU (28 nước) 21.401 12,6 6.835 15,5
ASEAN 12.132 26,5 15.811 18,1
Nhật Bản 9.424 18,2 9.116 10,5
Đài Loan 1.415 19,0 6.910 10,6
Thái Lan 2.533 24,2 5.638 21,3
Malaysia 2.493 49,1 3.185 5,9
CHLB Đức 3.680 8,0 1.759 13,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhập khẩu của Việt Nam từ EU cũng tăng liên tục từ năm 2003 đến 2015 nhưng tốc độ tăng chậm hon, từ 2 tỷ 500 triệu USD năm 2003 lên 10 tỷ 300 triệu USD năm 2015. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tỉnh đến hết tháng 7/2017, kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU đạt 6.935 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam USD, tăng 15,5% so cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ EU chủ yếu là các sản phẩm trong nước chưa sản xuất đươc hoăc còn thiếu như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, dược phẩm, sữa và sản phẩm từ sữa…

Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu thương mại giữa hai bên là tính bổ sung lớn về lợi thế và nhu cầu xuất nhập khẩu, ít mặt hàng mang tính đối đầu, cạnh tranh trực tiếp. Đây chính là lý do khiến Hiệp định EVFTA luôn được tin tưởng sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho doanh nghiệp và người dân của cả hai bên.

Về đầu tư. EU là một trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam sớm và nhanh chóng trở thành một trong những nhà đầu tư lớn, chi sau Han Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Tính đến tháng 12/2016, EU đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 2142 dụ án với tổng số vốn là 43 tỷ 922 triệu USD.

Về họp tác phát triển: EU là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam, trong đó trên 40% là viên trợ không hoàn lại. Có thể nói, EU là đối tác hàng đầu của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, việc thục hiện EVFTA là bước đi quan trọng nhằm đa dạng hóa đối tác thương mại-đầu tư, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một khu vực cụ thế. Giai đoạn năm 2010 trở về truớc, có thể thấy, hầu hết các FTA mà Việt Nam tham gia là đầu với các đối tác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như: Hiệp định thương mại tụ do mà Việt Nam cùng ASEAN ký với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Niu Di-lan… Từ 2010 trở lại đây, Việt Nam đã tỉnh cục thúc đẩy đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do với đối tác ớ nhiều khu vực khác nhau như EU, TPP, trong đó có một số nước châu Mỹ; Liên minh Kinh tế Á-Âu trong đó có Nga; khối các nước Bắc Âu (EFTA) trong đó có Na Uy, Thụy Sỹ. Các thỏa thuận này, khi được thực hiện, sẽ tạo thành một hệ thống quan hệ thương mại tự do toàn diện và ổn định giữa Việt Nam với tất cả thương mại tự do toàn diện và ổn định giữa Việt Nam với tất cả các đối tác thương mại lớn trên thế giới.

Việt Nam – EU bắt đầu khởi động đàm phản EVFTA từ tháng 6/2012. Sau 14 vòng đàm phản, ngày 4/8/2015 hai bên đã tuyên bố kết thúc cơ bản việc đàm phản các nội dung của Hiệp định. Ngày 2/12/2016 hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định theo đúng trình tụ dự kiến. Sau khi ký kết, EVFTA sẽ còn phải trải qua bước phê chuẩn tại Quốc hội của Việt Nam và Nghị viện Châu Âu trước khi chính thức được áp dụng (dự kiến từ năm 2018).

  • Tác động của EVFTA đến sự phát triển kinh tế Việt Nam

EVFTA được coi là một trong những Hiệp định đầu tư thương mại toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với gột quốc gia đang phát triển. Sau Singapore, đây là hiệp định thứ hai EU ký kết trong khu vực ASEAN và được kỳ vọng sẽ tăng cường mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, tảẾ động cộng hưởng của Hiệp định này là rất lớn đóng góp vào quá trình phát trién kinh tệ, đôi mới của các doanh nghiệp Việt Nam giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của các nước, của Việt Nam ngày càng tăng trưởng tại các thị trường mà hai bên có FTA.

EVFTA tác động đến tiến trinh xây dựng thể Chế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế

Với những cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường cả về thương mại hàng hóa, thương mại dich vụ và đầu tư; bảo đảm các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ dịch chuyển tự do hơn giữa các thành viên tham gia Hiệp định; đề cao sự minh bạch, tính ổn định, có thể tiên liệu được về pháp luật và chính sách kinh tế và các cam kết ve thể chế kinh tế theo nguyên tắc thị trường, trong đó có chính sách cạnh tranh và những ràn buộc về hoat động của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường,FTA VN-EU có tác động quan trọng đến tiến trình xây dựng thế chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế.

Hơn nữa, FTA có chương Phát triển bền vững giải quyết những thách thức mà loài người phải đối mặt như biến đối khi hậu, việc tận khai các tài nguyên không tái tạo được, giải quyết những yêu cầu bảo vệ người lao động theo các nguyên tắc cơ bản của ILO, bảo đảm phát triển bền vững.

EVFTA tác động đến tăng trưởng thông qua thu hút đầu tư và mở rộng xuất khẩu.

Khi chưa có EVFTA, EU gồm 28 thành viên đã là nhà đầu tư thuộc top đầu của Việt Nam. Với các cam kết mở cửa thị trường sâu rộng về đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, lại được ràng buộc bởi những cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ, EVFTA sẽ tạo ra động lực mới cho việc thu hút đầu tu của các doanh nghiệp EU vào Việt Nam. Trước khi có EVFTA, EU đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Với mức cắt thuế theo nguyên tắc 7/10, theo đó EU sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam tối đa trong vòng 7 năm theo các lộ trình xóa bỏ ngay, xóa bỏ sau 3 năm, 5 năm và sau 7 năm. Trong thực tế đàm phán, một số dòng thuế của cả hai bên có lộ trình dài hơn, tuy nhiên EU vẫn là bên có lộ trình loại bỏ nhanh hon, trong đó nhiều sản phẩm là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam được loại bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc với lộ trình ngắn. Điều này sẽ tạo xung lực mới cho xuât khẩu Việt Nam vào thị trường các thành viên EU.

2. Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Viêt Nam khi tham gia ký kết EVFTA

So với các FTA đã kết thúc đàm phản và đi vào thực thì, có thể coi EVFTA là hiệp định có chất lượng cao nhất. EVFTA có nội dung toàn diện, không chỉ bao gồm các lĩnh vực thương mại truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, minh bạch hóa, pháp lý thể chế… mà còn có các lĩnh vực mới như mua sắm của Chính phủ, sở hữu tri tuệ, cạnh tranh, thương mại và phát triển bền vững… Cam kết trong nhiều lĩnh vực của EVFTA đều cao hơn cam kết của Việt Nam và EU trong WTO. 99% hàng hóa của hai bên sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu, cam kết về dịch vụ trong EVFTA của hai bên đều đi xa hơn WTO, nhất trí cách tiếp cận mới về xử lý tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, lần đầu tiên cam kết mở của thị trường trong lĩnh vực mua sắm của Chính phú, đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý của hai bên thông qua hiệp định…

Bảng 2: Lộ trình xóa bỏ thuế quan theo ngành/sản phẩm khi Việt Nam tham gia EVFTA

STT Tên Sản phẩm Lộ trình xóa bỏ thuế quan
1 Máy móc thiết bị Hầu hết tất cả các mặt hàng xuất khẩu của EU sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế quan khi Hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sau 5 năm
2 Phụ tùng ô tô 7 năm
3 Dược phẩm Khoảng ½ khi Hiệp định có hiệu lực, còn lại sau 7 năm
4 Hóa chất 70% xóa bỏ hoàn toàn thuế quan khi Hiệp định có hiệu lực
5 Sợi Toàn bộ sợi từ EU khi Hiệp định có hiệu lực
6 Xe máy 7 năm
7 Ô tô 10 năm, ngoại trừ xe có động cơ lớn là sau 9 năm
8 Sản phẩm sữa Sau 5 năm
9 Thực phẩm chế biến 7 năm
10 Thịt gà 10 năm
11 Thịt lợn đông lạnh 7 năm
12 Cá hồi, cá bơn, tôm hùm Ngay khi Hiệp định có hiệu lực
13 Rượu vang 7 năm
14 Bia 10 năm
15 Dệt may 5-7 năm với các mặt hàng nhạy cảm, và sớm hơn với các mặt hàng ít nhạy cảm hơn
16 Da giày 7 năm với các mặt hàng nhạy cảm, và sớm hơn với các mặt hàng ít nhạy cảm hơn
17 Cá da trơn 3 năm
18 Gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm có hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá viên, cá ngừ đóng hộp Những mặt hàng nhạy cảm nhất – EU phần lớn áp dụng hạn ngạch thuế quan

 

EVFTA tác động đến tăng trưởng thông qua thu hút đầu tư và mở rộng xuất khẩu.

Những cơ hội, thuận lợi:

  • Khi tich cực và chủ động tham gia các FTA, Việt Nam có lợi thế trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt với EVFTA có 2 nét mới. Một là, EU sẽ đâu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, là lĩnh vực tiềm năng được nhiều doanh nghiệp EU chờ đón, trong đó, ngoài việc tập trung nguồn vốn còn đẩy mạnh chuyển giao giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm. Với quy mô và tiềm năng về vốn, công nghệ của EU, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành địa bản trung chuyển, là nơi kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư ủa EU trong khu vực châu Á. Hai là, việc đầu tu mà EVFTA hướng tới không chỉ nhằm vào sản xuất, xuất nhập khấu mà còn cả những lĩnh vực dịch vụ công nghệ, viễn thông, công nghệ thông tin, kiến trúc và tư vấn kỹ thuật, dịch vụ môi trường. Khi phát triền các dịch vụ này đạt trình độ quốc té, Việt Nam chẳng những bớt phần nhập khấu mà còn có thể xuất khẩu nhiều dịch vụ chất lượng cao, không chỉ tăng đột phá kim ngạch xuất khấu về giá trị mà còn cả về hiệu quả, cán cân thương mại tích cực.
  • Về xuất khẩu, hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu Vực này vẫn còn rất khiêm tốn. Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA là những ngành hàng xuất khấu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn đang duy trì thuế quan cao như dệt may, giày dép, nông sản… Điều quan trọng hơn, tiếp cận thị trường EU còn là bước đệm để Việt Nam tiếp cận các thị trường phát triền khác.
  • Về nhập khẩu, Việt Nam là một nền kinh tế tăng trường nhanh với hơm 90 triệu dân, tầng lớp trung lưu đang gia tăng và có lực lượng lao động trẻ năng động. Thị trường Việt Nam cũng mang đến nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của EU. Dư bảo EVFTA cũng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong những thi trường ô tô phát triển nhanh nhất trong khu Vực ASEAN trong 20 năm tiếp theo. Theo định giá của Hiệp hội Doanh nghiệp EU tại Việt Nam (EuroCham), việc thực thi và tác động của Hiệp định này vào năm 2018 sẽ đem đến những thay đối vượt bậc về xuất nhập khẩu giữa EU và Việt Nam.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt là có nhiều cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình. Khi Hiệp định được thực thi, các doanh nghiệp ViệtNam sẽ được tiếp cận với khu vực kinh tê bao gồm 28 nước thành viên, tổng diện tích khoảng 4,4 triệu km², dân số hơn 500 triệu người, GDP lên tới 18.000 tỷ USD (chiếm 22% tổng GDP toàn câu).
  • Về phát triển ngành: các ngành thủy sản, dệt may, da giày-túi xách… sẽ được cắt giảm thuế tới gân 90%, trong đó có những dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn. Thủy sản là một trong những ngành tiềm năng và chủ lực của Việt Nam sẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA. Mặt hang thuỷ sản từ mức thuế vào khoảng 35% sẽ giảm vê 0%. Đây sẽ là lại thế tạo thuận lại cho ngành thủy sản Việt Nam vươn lên phát triển mạnh và có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác. EU cũng sẽ cho phép nhập khấu có hạn ngạch một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm của Việt Nam vào thị trường nội địa thông qua việc miễn thuế theo hạn ngạch (gạo, cả ngừ đóng hộp, cá viên, bắp ngọt, đường và các sản phẩm chứa nhiều đường,…). Cùng với đó, Việt Nam sẽ bãi bỏ ngay thuế nhập khấu đối với hơn 59% mặt hàng từ Liên minh kinh tế Á- Âu, bao gồm thịt, bột mì, rượu, thiết bị cơ khi, sản phẩm thép… Đối với một số sản phẩm của EU như xe gắn máy có dung tích động cơ hơn 150cc, phụ tùng ô tô và phân nửa các loại dược phẩm xuât khâu, thuế quan của Việt Nam sẽ được dỡ bỏ dần trong 7 năm.
  • EVFTA cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trong thời gian ngắn hạn và trung hạn cho Việt Nam so với các nước ASEAN tại thị trường EU. EU cũng là đối tác thương mại lớn với nhiều nước ASEAN. Tuy nhiên đến nay, mới chỉ Việt Nam và Singapore đã kết thúc đàm phản FTA với EU. Thực tế, lĩnh Vực thương mại hàng hóa, diện mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Singapore sang EU khác nhau. Đối với các nước ASEAN khác, tiến trình đàm phán FTA với EU hiện đang tạm dừng hoặc bắt đầu chậm hơn Việt Nam. Như vậy, trong giai đoạn 10 đến 15 năm tới, với việc được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn, các cơ chế tạo thuận lợi thương mại ưu đãi hơn từ EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế hơn hẳn so với các nước ASEAN khi tiếp cận thị trường EU. Do đó, các doanh nghiệp cầnn tận dụng lợi thế này để thâm nhập thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng hóa của mình trước khi phải cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ ASEAN.

Những khó khăn, thách thức:

Bên cạnh những cơ hội thuận lợi thì khi EVFTA có hiệu lực, một số khó khăn, thách thức đặt ra khi đối với Việt Nam, đó là:

  • Các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải vượt qua những quy định về rào cản kỹ thuật như an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ… Và đặc biệt là quy tắc xuất xứ. Những quy định về xuất xứ nội khối, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng tỷ lệ nguyên liệu phụ tùng cho các sản phẩm theo các quy tắc khắt khe. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam vì nhiều nguyên liệu chúng ta đang nhập từ Trung Quốc và các nước không thuộc khối, không thuộc các đôi tác có FTA với Việt Nam.
  • Sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU: Mở của thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU, đòng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA.
  • Các yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ: Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA, nguyên liệu phải đáp ứng được một tỳ lệ về hàm lượng nội khối nhất định. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam lại chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN.
  • Các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, dân nhân, môi trường: Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dân nhân, môi trường… của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Do vậy, hàng hóa của Việt Nam phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thế vượt qua được các rào cản này.
  • Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ doanh nghiệp ở thị trường nhập khấu thường có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. EU là một trong những thị trường thường sử dụng các công cụ này nên doanh nghiệp Việt Nam có thể bị lúng túng về mặt pháp lý.
  • Thương hiệu sản phẩm Việt Nam vẫn còn yếu: Hàng hoá Việt Nam vẫn chưa được thị trường EU biết đến, hiệu quả của công tác quảng bá và thúc đẩy các sản phẩm chưa cao, Việt Nam cũng chưa phải là quốc gia có nguồn hàng hóa chất lượng cao.
  1. Một số giải pháp tận dụng tối đa lợi ích cho nền kinh tể Việt Nam khi tham gia EVFTA
    • Về phía Nhà nước:

Trước hết, để giảm chi phi tuân thù các tiêu chuẩn về biện pháp kỹ thuật (TBT), hiện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) của EU, Việt Nam cần chủ động ký kết các thỏa thuận công nhân chung và thỏa thuận tương đương trong từng trường hợp cụ thể với EU. Việc đạt được các thỏa thuận như vậy, đặc biệt trong những lĩnh vực mà hàng xuất khấu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thực sự hoặc còn ở dạng tiềm năng vào thị trường EU, sẽ mang lại cho các nhà sản xuất, xuất khâu và kinh doanh Việt Nam những lợi thế so sánh lớn, được ưu tiên tiếp cận thị trường, những lợi thế này có thể tương đương hoặc thậm chí lớn hơn nhữngmg nhượng bộ thuế quan trong FTA.

Tiếp đó, Nhà nước cần giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong việc đối phó với những rào cản phi thuế quan, hoặc đàm phán lại với đối tác nhập khấu để họ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào càn. Ví dụ, thị trường EU đưa ra những tiêu chuân mới vê hóa chát sử dụng trong các mặt hàng nhập khấu từ Việt Nam, nhưng EU cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để giúp doanh nghiệp nắm bắt những điểm mới này.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Những cam kết mới cùng các hành động thiết thực sẽ tỳ lệ thuận với niềm tin của các nhà đâu tư vào chủ nhà Việt Nam.

Mặtt khác, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế cũng như EVFTA. Đồng thời, cần thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyền giao kết quà nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sàn xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

  • Về phía doanh nghiệp:

Mục tiêu và danh mục đàm phán EVFTA không dừng lại ở các lĩnh vực truyền thống, như: thương mại hàng hóa, dịch vụ…, mà còn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác, gồm: sở hữu trí tuệ, mua sắm công, phát triển bền Vững… Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cập nhật thông tin về các cơ hội thị trường mà EVFTA mang lại, đặc biệt là thông tin về ưu đãi thuế liên quan đến hàm lượng giá trị gia tăng nội địa của các hàng hóa, dịch vụ và các hàng rào kỹ thuật khác. Từ đó, đóng góp ý kiến trong quá trình đàm phán EVFTA để đảm bảo được lợi ích chính đáng.

EU là thị trường có mức thu nhập cao song lại có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ. Có thể nói, đây là một thị trường khó tính nên doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khấu hàng hóa vào thị trường này phải vượt qua hàng loạt hàng rào kỹ thuật. Bên cạnh đó, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam muốn vào thị trường này phải có chất lượng và bảo đảm yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… Chiến luoc dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam là cần đảm bảo chất lượng hàng hóa, đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra; xây dựng và phát triển thương hiệu… mới có thể tạo ra sức cạnh tranh cho hàng Việt. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu cũng cần tiếp tục tận dụng những cam kết, ưu đãi từ các hiệp định đã ký kết để tiếp tục khai thác thị trường này.

Doanh nghiệp phải nỗ lục đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… để khẳng định vị trí trên sân nhà và tận dụng các cơ hội vươn ra thị trường EU. Nên tập trung phát trién các ngành công nghiệp phụ trợ mũi nhọn mà mình có khả năng như: dệt may, giày dép… và lắp ráp (như ôtô, xe máy, thiết bị điện và điện tử).

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 90 trong 189 nền kinh tế có mức độ thuận lợi hóa về môi trường, với mức trung hình chỉ đạt 62,1/189. Các lĩnh vực được đánh giá kém thuận lợi và mức có điềm trung bình, dưới trung bình gồm: Nộp thuế (168/189); bảo vệ quyên lợi nhà đầu tư (122/189); giải thể doanh nghiệp (123/189); tiếp cận điện năng (108/189) và khởi sự kinh doanh (119/189). Về năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam được xếp hạng thứ 56/140. Trong đó các nhóm vấn để còn trở ngại gắn với tính ổn định của chính sách, nguồn lao động có tay nghề, môi trường cạnh tranh bình đẳng, chi phi kinh doanh… Vì vậy, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tiếp cận các nhà đầu tư EU để phát triển ngay tại Việt Nam, đây là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ.

Việt Nam đang trong bước chuyến mình và mở ra ngày càng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tiềm năng của nền kinh tế được phản ánh rõ nét qua các thành tựu đạt được trong viêc kiểm soát chặt chẽ các chỉ số kinh tế vĩ mô, năng suất lao động tăng mạnh và sự hội nhập sâu rộng với nền kinh tê khu vực và toàn cầu. Để tận dụng hiệu quả lợi ích mà Hiệp định mang lại, không còn cách nào khác là mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực vươn lên, định hình cho mình những chiến lược, giải pháp mới trong việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cao đủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài và trụ vững trên thị trường trong nước.

Trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay, có thể coi EVFTA vừa là mục tiêu vừa là động lực và công cụ để Việt Nam tiếp tục tham gia sâu rộng hơn vào mạng lưới thương mại tự do toàn cấu. Việt Nam cũng đang tích cực tái cơ câu nên kinh tê, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo thuận lợi hơn nữa cho các đối tác.

PGS.TS. Nguyễn Thành Công, Ths. Phạm Hồng Nhung,

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here