Hiệp định Đối tác Kinh tế Số (DEPA) sẽ là bước đệm tạm thời về thương mại số ở Ấn Độ – Thái Bình Dương

0
123
(Depa.vn)
(Depa.vn)

Ngày 26/7/2021, Inside Trade đưa tin về cuộc phỏng vấn với Matthew Goodman, cựu giám đốc kinh tế của Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Obama hiện là Phó Chủ tịch Cấp cao về kinh tế tại CSIS, trong đó Goodman cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Số (DEPA) sẽ là một biện pháp tốt để Mỹ quay trở lại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Ông cho rằng DEPA sẽ là một “nền tảng thảo luận” cung cấp một lộ trình tiềm năng cũng như một cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với thương mại kỹ thuật số, chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Ông cho rằng DEPA, thỏa thuận giữa Chile, New Zealand và Singapore vào tháng 6/2020 bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến các nguyên tắc và thực tiễn tốt nhất cho một loạt các vấn đề kinh tế kỹ thuật số. Chúng bao gồm các luồng dữ liệu xuyên biên giới, tính toàn diện kỹ thuật số, lập hóa đơn điện tử và an ninh mạng. Goodman cho rằng thỏa thuận này không phải là một thỏa thuận thương mại chính thức, ràng buộc mà là một “thỏa thuận lỏng lẻo hơn”, cung cấp không gian cho việc định ra các quy tắc và thiết lập quy chuẩn trong không gian kỹ thuật số.

Goodman hiện không chắc chắn là chính quyền Biden có xem xét nghiêm túc việc tham gia DEPA hay không. Gần đây, ông và các nhà phân tích khác đã vận động để Hoa Kỳ xem xét gia nhập Hiệp định này. Ông cho rằng cách tiếp cận “mềm dẻo” của DEPA về việc xây dựng quy tắc và tiêu chuẩn rất quan trọng trong kinh tế số; Mỹ cần không chỉ kết nối mà còn cần đi đầu trong các cuộc thảo luận về quản lý số ở khu vực và Mỹ cần phải thực hiện việc này nhanh chóng. Một Hiệp định thương mại số có thể mất nhiều thời gian để thương lượng hơn và sau khi thương lượng xong thì có thể bị lạc hậu so với kinh tế số lúc đó.

Cựu Trợ lý USTR Barbara Weisel cũng chia sẻ quan điểm này của Goodman. Bà cho rằng chương về thương mại số trong USMCA có thể là ví dụ. Bà cho rằng USMCA là hiệp định cập nhật nhất lúc được thương lượng, nhưng hiện nay đã có những vấn đề mới nảy sinh như AI. Bà đánh giá ngay thời điểm ký kết một hiệp định đã được thương lượng thì đã có những vấn đề mới nảy sinh và khiến Hiệp định bị lỗi thời. Goodman cho rằng kinh tế số là vấn đề rộng lớn và thương mại số chỉ là một khía cạnh của nó. Goodman cho rằng hòa nhập số, quản lý trí tuệ nhân tạo và phát triển công nghệ sinh học là các ví dụ về các vấn đề phi thương mại trong kinh tế số. Ông cho rằng nếu chỉ tập trung vào một hiệp định thương mại số thì sẽ còn rất nhiều việc phải làm đối với kinh tế số.

Goodman cho rằng DEPA có thể được cả USTR và Bộ Ngoại giao sử dụng để xử lý một loạt các vấn đề trong kinh tế số. DEPA có thể không đáp ứng các lợi ích của Mỹ như một Hiệp định thương mại số nhưng tham gia DEPA không ngăn cản Mỹ thực hiện một thỏa thuận lớn hơn. Goodman cho rằng một Hiệp định Thương mại số sẽ cần có thời gian, vốn chính trị và có thể sẽ kéo dài sự hình thành một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Goodman cho rằng Hoa Kỳ cần phải nhanh chóng thúc đẩy chiến lược thương mại với khu vực, điều đã bị thiếu hụt dưới thời Donald Trump khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP. Theo ông, Biden có thể sử dụng Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11 để truyền tín hiệu về sự quan tâm lâu dài đối với CPTPP trong khi vẫn có thể thực hiện các cam kết nhỏ hơn thông qua các thỏa thuận như DEPA. Goodman cho rằng hiện Hoa Kỳ sẽ khó tham gia CPTPP nhưng đây sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Nhiều nhà làm luật đã thúc giục Hoa Kỳ thương lượng việc tham gia CPTPP.

Trong khi đó, các thành viên DEPA có thể sẽ hoan nghênh việc Hoa Kỳ quan tâm đến DEPA và sẵn sàng thương lượng các nguyên tắc đã có. Một số nước như Canad, Hàn Quốc đang tìm hiểu về DEPA. Theo Goodman, việc Hoa Kỳ tham gia DEPA sẽ khiến thỏa thuận này hấp dẫn hơn với các nước, trong đó có Nhật Bản.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here