Đối phó với hiện tượng bảo hộ thương mại trong thời kỳ mới

0
115
Cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2016.
Đại diện các nước tham gia ký kết CPTPP tại Chile.(Nguồn: Santiagotimes)

Nền kinh tế thế giới được ghi nhận ngày càng “phẳng” hơn với mức độ hội nhập sâu và rộng hơn. Tuy nhiên, những hiện tượng bảo hộ thương mại đang xuất hiện ngày càng nhiều dù chưa thành một xu hướng.  Trong bối cảnh đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần phải có những chính sách và động thái thích hợp để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế của Việt Nam.

  1. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế:

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với toàn cầu hóa đã diễn ra sôi động và mạnh mẽ trên khắp thế giới trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong hai thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới được ghi nhận ngày càng “phẳng” hơn với mức độ hội nhập sâu và rộng hơn.

Khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1/1/1995 chỉ có 77 thành viên, đến nay số thành viên của WTO đã tăng hơn gấp đôi đạt 164 thành viên (số liệu tính đến tháng 7/2016). Trong giai đoạn 1948-1994, GATT đã nhận được 124 thông báo về các Khu vực thương mại tư do (liên quan đến thưong mại hàng hoá) và kể từ khi thành lập WTO vào năm 1995 đã có thông bảo hơn 400 thoả thuận bổ sung vệ thương mại hàng hoá hoặc dich vụ. Tính đến ngày 31/12/2016, WTO có 643 thông báo về hiệp định thương mại khu vực, trong đó 431 hiệp định có hiệu lực. Các hiệp định thương mai khu vực bao gồm các hiệp định thương mại tự do và các liên mình hải quan.

Ở trong nước, thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã từng bước mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế. Đặc biệt, trong những năm gần đây, phù hợp với xu thế hội nhập chung của khu vực và thế giới, Việt Nam đã đẩy mạnh việc đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Chúng ta đã và đang tham gia ký kết đàm phán 16 FTA với các đôi tác quan trọng, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) là hai hiệp định có mức độ cam kết tự do hóa cao không chỉ với Việt Nam mà Còn với các nước đối tác hiện nay.

  1. Một số hiện tượng bảo hộ thương mại nổi bật trong thời gian gần đây:

Trong năm 2016-2017, thế giới cũng ghi nhân sự quay trở lại Của xu hướng bảo hộ thương mại, nổi bật với các sự hiện như sau:

– Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ailen (Anh) đàm phán ra khỏi EU: Vào ngày 29/3/2017 Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ailen là 1 trong 3 nước thành viên được coi là đầu tàu kinh tế của EU, chính thức kích hoạt điều 50 của Hiệp ước về Liên minh Châu Âu để đàm phán ra khỏi EU.

– Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương: Trong chiến dịch

tranh cử của minh, Tống thống Hoa Kỳ Donald Trump hoàn toàn bỏ qua các nguyên tắc đã được Hoa Kỳ ký kết trước đó về thương mại tự do, chỉ tập trung chủ yếu vào việc mang lại việc làm cho người dân Mỹ, kêu gọi các công ty lớn quay trở lại Mỹ để làm ăn, điều này đồng nghĩa với việc chống lại xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2017, ông đã tuyên bố Hoa Kỳ “sẽ rút khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương và đảm bảo tất cả hiệp định thương mại sau này phục vụ lợi ích của lao động Mỹ”. Hoa Kỳ sẽ tiến hành đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết giữa Hoa Kỳ với Canada và Mexico vào năm 1994.

– Tình hình các nước tăng cường sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại:

+Báo cáo về biện pháp thương mại của G20 cho thấy, từ trung tuần tháng 10/2015 đến trung tuần tháng 5/2016, các nền kinh tế G20 đã áp dụng 145 biện pháp mới về hạn chế thương mại, trung bình mỗi tháng áp dụng 21 biện pháp, nhiều hơn so với mức trung bình 17 hiện pháp/tháng trong giai đoạn 7 tháng trước đó, trong đó chủ yếu là các biện pháp chống bán phá giá. Đây cũng là mức trung bình tháng cao nhất kể từ năm 2011, thời điểm ghi nhận những biện pháp hạn chế thương mại đạt mức kỷ lục.41

+Báo cáo lần thử 18 của trang Global Trade Alert4243, cho thấy kể từ khủng hoảng tài chính 2008, GTA đã ghi nhận thêm 4000 biện pháp mới được áp dụng. GTA chia xu hướng áp dụng các hiện pháp bảo hộ thương mại sau giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 thành 03 pha chính, gồm: (1) sự gia tăng mạnh sau khủng hoảng; (2) sự suy giảm trong giai đoạn. 2010-2012; (3) sự gia tăng trở lại trong những năm gần đây. Trong đó, hơn 80% các hiện pháp phân biệt (discriminatory) kể từ năm 2008 do nhóm G-20 áp dụng vẫn còn có hiệu lực. Báo cáo của GTA, nhóm 05 hiện pháp rào cản thương mại được áp dụng nhiều nhất, gồm: biện pháp phòng vệ thương mại, tăng thuế, rào cản địa phương, trợ cấp phí xuất khẩu, và các phân biệt đối xử trong việc sắp xếp tài chính thương mại. Nhóm 05 hiện pháp này chiếm tới 2/3 tổng số các hiện pháp bảo hộ thương mại được ban hành kể từ 2008 và vẫn có hiệu lực cho tới 2015.

+ Theo thống kê của Cục Phòng vệ Thương mại- Bộ Công Thương: Tính đến tháng 10 năm 2017, đã có hơn 120 vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại có liên quan tới hàng xuất khẩu của Việt Nam, gồm 75 vụ việc chống bán phá giá, 10 vụ việc chống trợ cấp, 22 vụ việc tự vệ và 17 vụ việc lẩn tránh thuế.

Về điều tra phòng vệ thương mại thì Hoa Kỳ là nước điều tra chống bán phá giá nhiều nhất với Việt Nam (13 vụ), tiếp đó là Ấn Độ (11 vụ), Úc (7 vụ), EU, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ (6 vụ). Hoa Kỳ đồng thời là nước có tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá cao nhất với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng bị điều tra chủ yếu là sắt, thép, sợi, da giày, các sản phẩm cao su,…. Đối với chống trợ cấp, Hoa Kỳ tiếp tục là nước điều tra nhiều nhất với Việt Nam (05 vụ), tiếp đó là Canada, Úc (2 vụ) và EU (1 vụ). Đối với hiện pháp tự vệ, chủ yếu do Thổ Nhĩ Kỳ (06 vụ), Philippines (5 vụ), Ấn Độ (4 vụ), Hoa Kỳ (2 vụ),…

Chỉ trong năm 2017, Hoa Kỳ đã khởi xướng 02 vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ (với pin năng lượng mặt trời và máy giặt). Lần gần đây nhất mà Hoa Kỳ điều tra hiện pháp tự vệ là từ năm 2001 với sản phẩm thép. Đây được xem như là động thái tiếp theo trong một loạt các hành động của Tổng thống Trump nhằm hiện thực hóa những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

  1. Tác động của một số hiện tượng bảo bộ thương mại đối với Việt Nam

Thiệt hại rõ ràng nhất mà bảo hộ thương mại gây ra cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó chính là hai siêu hiệp định mà Việt Nam đã đặt rất nhiều kỳ vọng là TPP và EVFTA đều đang lâm vào bế tắc. Một TPP không có Hoa Kỳ là một kịch bản mà Việt Nam không mong muốn. Hoa Kỳ là đối tác mang lại thặng dư thương mại lớn nhất cho Việt Nam trong gần như suốt giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của mình. Về phía EU, dù đã kết thúc quá trình đàm phán EVFTA và đã được dự kiến Hiệp định có hiệu lực vào đầu năm 2018 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thấy có động thái. EU vẫn còn rất nhiều suy tính nước một hiệp định EVFTA đứng đơn lẻ mà không có TPP với sự tham gia của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ailen (Anh) và Hoa Kỳ có chính sách bảo hộ trên đã vô hình dung tạo lên một trào lưu mới làm gia tăng chính sách bảo hộ thương mại trên thế giới (hiệu ứng domino).

– Việc Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ailen (Anh) đàm phán ra khỏi EU: Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ailen (Anh) là l trong 3 nước thành viên được coi là đầu tầu kinh tế của EU. Việc Anh rời EU được dự báo sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới nhưng không tác động nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam và Anh đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973. Hiện nay vốn FDI của Anh vào Việt Nam đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 1,5% tổng vốn đăng ký về FDI tại Việt Nam và 1/2 đầu tư FDI của Anh vào Việt Nam là bất động sản. Việt Nam dang có 19 dự án đầu tư sang EU, trong đó sang Anh có 06 dự án. Những năm gần đây xuất khẩu sang Anh tăng đều 20% mỗi năm với thặng dư thương mại liên tục cho Việt Nam. Kim ngạch năm 2015 đạt trên 3 tỉ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- Anh chỉ chiếm hơn 1% tổng kim ngạch thương mại cả nước. Từ các số liệu kể trên, chúng ta thấy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Anh chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ. Việc Anh rời EU hay việc Anh không có FTA với Việt Nam sẽ không có nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong EVFTA có nhiều điều khoản chung và cũng có những điều khoản riêng có liên quan trực tiếp đến Anh. Việt Nam và Anh có thể phải rà soát và xem xét lại các điều khoản trên dẫn đến việc thực thi EVFTA có thể sẽ bị chậm hơn theo dự kiến vào đầu năm 2018. Về bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Việt Nam cam kết công nhận và bảo hộ 169 sản phẩm chỉ dẫn địa lý của 28 nước thành viên EU trong đó có 02 sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Vương quốc Anh. Đó là rượu Uýt- ky (Scotch Whishy) và cá hồi (Scottish Farmed Salmon). Sản phẩm Scotch Whisky của Vương quốc Anh đã đăng ký và bảo hộ sản phẩm địa lý ở nước ta. Nên khi Vương quốc Anh rời EU, chỉ có sản phẩm cá hồi Scottish Farmed Salmon là sẽ không được bảo hộ…

– Việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương: Việt Nam luôn đạt được thặng dư thương mại trong quan hệ với Hoa Kỳ kể từ khi hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đã gia tăng gần 40 lần trong giai đoạn 2000-2016. Nên khi Hoa Kỳ gia tăng các chính sách bảo hộ thương mại, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm. Tác động trực tiếp là 11 nước đối tác trong TPP đã phải đàm phán lại TCTPP và không biết đến bao giờ mới kết thúc.

Cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2016.

Những kỳ vọng về việc Việt Nam được hưởng lợi về kinh tế khi có TPP đã “tan biến”. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản… nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này. Ngoài ra, tham gia TPP sẽ giúp ta có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP, có hiệu lực. Các nước tham gia TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Ky, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Thêm vào đó, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

– Các vụ kiện PVTM: Các vụ kiện PVTM và các biện pháp rào cản bảo hộ đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung ở một số khia cạnh: (i) Giảm năng lực và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của ta; (ii) Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu tư đáng kể nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí cho việc tham gia giải quyết toàn bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá; (iii) Bên cạnh đó, ngay khi vụ việc chống bán phá giá được khởi xướng thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sản xuất, chiến lược mặt hàng của doanh nghiệp mình để đáp ứng với những thay đối mới của thị trường xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang thị trường xuất khẩu khác cũng sẽ gặp khó khăn hơn vì các khách hàng tại thị trường xuất khấu mới có thể lợi dụng vụ việc điều tra chống bán phá giá để ép giá hoặc áp đặt những điều khoản, điều kiện không có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. (iv) Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền; (v) Trên thực tế, những vụ việc điều tra và áp dụng hiện pháp phòng vệ thương mại đã phần nào làm suy giảm đáng kế đi những lợi ích và lợi thế mà các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đáng lẽ được hưởng do các cam kết mở của thị trường của các FTA mang lại. (vi) Một số hiện pháp PVTM kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi phí theo đuổi vụ việc, kể cả lên WTO cũng chưa chắc đã thực thi.

  1. Khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam

* Đối với Chính phủ:

-Bám sát diễn biến, động thái chính sách của Hoa Kỳ và Anh trong các tổ chức kinh tế quôc tế; xây dựng các phương án ứng phó, tránh bị động khi Hoa Kỳ và Anh có những chính sách cứng rắn hơn trong việc bảo vệ thương mại trong nước;

– Tăng cường công tác thông tin, phổ biến pháp luật và chính sách thương mại của các nước

– Tăng cường công tác cảnh báo sớm;

– Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực cho cán bộ Chính phủ;

– Cơ cấu mặt hàng, thị trường xuất khẩu của Việt Nam;

– Xây dụng Cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan, đề xuất nguyên

tắc, phương hướng, quy trình xử lý các vụ việc tranh chấp thương mại nước ngoài;

– Tăng cường nguồn lực cho cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để thu thập thông tin nhà sản xuất nước ngoài;

– Vận động hành lang, chính trị, ngoại giao;

– Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO, khu vực

(ASEAN, ASEAN+….) và các cơ chế giải quyết tranh chấp song phương

(Hoa Kỳ, EU…).

* Đối với Hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp:

– Quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, nhất là các Hiệp hội lớn như dệt may, thủy sản, lương thực, cà phê, giày dép;

– Thực hiện công tác đối ngoại của ngành trong việc hợp tác với các Tổ chức quốc tế, tham gia tranh tụng quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích và nâng cao vị thế của ngành trong cộng đồng quốc tế, xúc tiến các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam;

– Cần đoàn kết và liên kết chặt chẽ với nhau, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên (tranh mua, tranh bán);

– Các Hiệp hội, doanh nghiệp cần thực sự đầu tư, quan tâm đến công tác dự báo và chuẩn bị các điều kiện để đối phó với các rào cản trong thương mại quốc tế khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài;

– Nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin;

– Sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện…

Ths. Nguyễn Thành Long

Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here