Doanh nghiệp Đức tiến một bước mạnh mẽ trong việc củng cố sự hiện diện tại thị trường Việt Nam

0
40
Doanh nghiệp Đức và doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với Đức đang tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường toàn cầu; trong đó có Việt Nam. (Ảnh: Lê Toàn)

Theo kết quả khảo sát AHK World Business Outlook – Mùa Thu 2023 của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam), Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Đức.

Doanh nghiệp Đức và doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với Đức đang tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường toàn cầu; trong đó có Việt Nam. (Ảnh: Lê Toàn)

Trong 10 tháng năm 2023, doanh nghiệp Đức đã tiến một bước mạnh mẽ trong việc củng cố sự hiện diện tại thị trường Việt Nam, với tổng cộng có 26 dự án đầu tư đã được thực hiện, có tổng vốn đầu tư gần 221,5 triệu USD. Điều này không chỉ phản ánh niềm tin của doanh nghiệp Đức vào thị trường Việt Nam, mà còn cho thấy Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho doanh nghiệp Đức mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.

Kết quả khảo sát AHK World Business Outlook cũng cho thấy, xu hướng doanh nghiệp Đức đang tập trung vào những dự án đầu tư xanh. Trong khi đó, thị trường Việt Nam đã sẵn sàng chào đón và hỗ trợ dự án kinh doanh, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bền vững.

Cụ thể, đối với kế hoạch đầu tư, theo kết quả khảo sát AHK World Business Outlook có 42% công ty Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo, cũng như tập trung vào chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Tiếp theo, có thể kể đến các lĩnh vực bán hàng và tiếp thị là 41%; dịch vụ (35), logistics (31%)…

Riêng về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, thì có 50% doanh nghiệp cho rằng tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam là yếu tố then chốt. Do đó, thu hẹp khoảng cách với khách hàng hay tốc độ nội địa hóa của doanh nghiệp Đức sẽ được điều chỉnh phù hợp với động lực phát triển tại thị trường Việt Nam.

Đồng thời, nguồn lao động có kỹ năng cũng là một yếu tố rất quan trọng, nhất là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cũng sẽ tác động đến chiến lược của doanh nghiệp Đức trong thời gian tới.

Về rủi ro và thách thức, kết quả khảo sát AHK World Business Outlook chỉ ra rằng, doanh nghiệp Đức đánh giá nhu cầu toàn cầu suy giảm đang là một rào cản chính và lo ngại nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Đức hoạt động tại thị trường Việt Nam còn gặp một số khó khăn như về chi phí năng lượng, nguồn lực tài chính…

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu và lãi suất cao được phản ánh trong ý định cắt giảm đầu tư, thì doanh nghiệp Đức có ý định đầu tư vào mạng lưới cơ sở kinh doanh tại nước ngoài của họ nhiều hơn là tại thị trường Đức. Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Đức và doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với Đức đang tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường toàn cầu; trong đó có Việt Nam.

Thời gian tới, AHK Việt Nam đề xuất, Việt Nam nên trang bị cho người lao động các kỹ năng theo tiêu chuẩn của Đức, tận dụng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi kỹ thuật số. Mục đích nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động lành nghề.

Đồng thời, ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp địa phương để duy trì vai trò của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu và của Đức. Đồng thời tuân thủ các quy định về phát triển bền vững như ESG, đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức.

Ngoài ra, đất nước Đông Nam Á khuyến nghị cụ thể hóa và khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện VIII để khuyến khích sản xuất điện tái tạo. Đơn giản hóa, số hóa và hợp lý hóa các thủ tục hành chính để tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Khánh Ly

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here