Đại dịch sẽ thay đổi trật tự kinh tế và tài chính

0
70
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Tờ Foreign Policy có bài tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia kinh tế hàng đầu về tác động của đại dịch corona virus và đi đến nhiều nhận định đáng chú ý, trong đó có ý kiến cho rằng đại dịch sẽ dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn về sức mạnh chính trị và kinh tế trên thế giới.

Cụ thể, giải Nobel kinh tế Joseph E. Stiglitz cho rằng đại dịch cho thấy chúng ta cần một sự cân bằng tốt hơn giữa toàn cầu hóa và khả năng tự lực. Cuộc khủng hoảng corona là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản vẫn là quốc gia. Các nhà kinh tế thường chế giễu các lời kêu gọi các nước theo đuổi chính sách an ninh lương thực hoặc năng lượng. Trong một thế giới toàn cầu hóa nơi biên giới không có vấn đề, họ lập luận, chúng ta luôn có thể quay sang các nước khác nếu có chuyện gì xảy ra. Bây giờ các quốc gia giữ chặt khẩu trang và thiết bị y tế, và đấu tranh để giữ nguồn cung. Hệ thống kinh tế mà chúng ta xây dựng sau đại dịch này cần có tính dài hạn và nhạy cảm hơn với thực tế là toàn cầu hóa kinh tế đã vượt xa toàn cầu hóa chính trị. Các quốc gia sẽ phải cố gắng cân bằng tốt hơn giữa việc tận dụng lợi thế của toàn cầu hóa và đảm bảo một mức độ tự lực cần thiết.

Chuyên gia Carmen M. Reinhart cho rằng dịch corona như thêm một cái đinh khác đóng lên chiếc quan tài toàn cầu hóa. Đại dịch coronavirus là cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ những năm 1930 nhấn chìm cả nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Như những năm 1930, các yếu tố chủ quyền sẽ được đề cao. Sẽ có nhiều người ủng hộ các đề xuất hạn chế thương mại và dòng vốn quốc tế. Người ta sẽ thêm nghi ngờ về chuỗi cung ứng toàn cầu, sự an toàn của du lịch quốc tế và ở cấp quốc gia, những lo ngại về khả năng tự cung cấp nhu cầu và khả năng phục hồi sẽ tồn tại kể cả sau khi đại dịch được kiểm soát. Thiệt hại đối với thương mại và tài chính quốc tế có thể sẽ lan rộng và kéo dài. Đây cũng là quan điểm của ông Adam Tooze khi cho rằng nền kinh tế bình thường trước đây sẽ không bao giờ quay trở lại.

Trong khi đó, chuyên gia Robert J. Shiller nhận định không khí thời chiến hiện nay đã mở ra cơ hội cho sự thay đổi. Tình trạng hiện nay mang mọi người đến gần nhau không chỉ trong một quốc gia, mà còn giữa các quốc gia, vì họ có chung một kẻ thù là virus. Những người sống ở các nước phát triển có thể cảm thấy đồng cảm hơn với những người đau khổ ở các nước nghèo vì họ đang chia sẻ kinh nghiệm tương tự. Dịch bệnh cũng đang đưa chúng ta đến với nhau trong vô số các cuộc họp trực tuyến. Đột nhiên thế giới dường như nhỏ hơn và thân mật hơn.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here