Đặc điểm kinh tế của tài nguyên nước (Phần cuối)

0
1357

Thứ ba, tính không đồng nhất của nước. Nước có sự không đồng nhất về sự phân bổ, thời gian, chất lượng và tính không ổn định. Đối với người sử dụng, một lít nước ở nơi này không cần thiết bằng một lít nước ở nơi khác, cũng như ở tại thời điểm khác nhau hoặc với chất lượng khác nhau. Thực tiễn dùng nước của một địa phương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm, tính chất của tài nguyên (như số lượng, chất lượng, phân bố theo thời gian và không gian, khả năng tự phục hồi…); đặc điểm của đối tượng dùng nước (nhu cầu, thói quen, nhận thức, năng lực, khá nâng tài chính, công nghệ…). Việc người dân dùng loại nước nào, dùng như thế nào phụ thuộc trước tiên vào khả năng của họ có thể đầu tư ban đầu và chi trả thường kì ở mức nào. Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc đáng kể vào thói quen cộng đồng và văn hoá truyền thống. Có những nhóm cư dân chỉ chấp nhận sử dụng một số loại nước nào đó cho sinh hoạt theo thói quen, ví dụ như pha chè bằng nước giếng làng, ăn bằng nước mưa, uống bằng nước mưa không đun sôi… Vnguyên tắc, nước càng khan hiếm, giá nước càng cao và mặt bằng kinh tế càng phát triển thì giá thành nước cao sẽ càng dễ được chấp nhận. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ sẽ giúp tìm ra những cách rẻ tiền hơn để khai thác nước từ các nguồn khác nhau, dẫn tới những loại nước kém phù hợp, hoặc khó khai thác, sẽ được đưa vào sử dụng nhiều hơn.

3. Đặc điểm kinh tế của tài nguyên nước

Thứ nhất, nước là một loại hàng hoá có đối tượng sử dụng rất đa dạng và rất khó đánh giá giá trị sử dụng. Đối tượng sử dụng hàng hoá này bao gồm hai loại: loại sử dụng trực tiếp và loại sử dụng gián tiếp. Đối tượng sử dụng trực tiếp là con người, ngành nông nghiệp, công nghiệp, cây cối, động vật và nhiều đối tượng khác. Những đối tượng sử dụng nước trực tiếp là nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu về nước uống, nấu ăn, vệ sinh, sinh sống, các hoạt động sản xuất, các hoạt động kinh tế…Đối tượng sử dụng gián tiếp là các loại dịch vụ cần nước để hoạt động (phát điện, du lịch, đài phun nước, …). Những đối tượng sử dụng nước gián tiếp nhằm thoả mãn các nhu cầu về thị hiếu, thẩm mỹ, giải trí. Do đối tượng sử dụng đa dạng, giá trị kinh tế của nước cũng được phân thành hai loại: giá trị sử dụng và giá trị không mang tính sử dụng. Giá trị sử dụng của nước bao gồm: giá trị sử dụng tiêu thụ; giá trị sử dụng giải trí, thẩm mỹ, giáo dục; giá trị sử dụng đi lại; giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị không mang tính sử dụng của nước chính là giá trị tự tại của nước: giá trị hiện tại thuần tuý, giá trị thừa kể và giá trị quản lý. Cỏ nghĩa là nước không đem lại một nguồn lợi ích nào cho từng đối tượng sử dụng cụ thể, nhưng nó lại là một biểu hiện đặc trưng của nhân loại, cần phải được giữ gìn, bảo tồn cho thế hệ tương lai.

Bảng 1. Phân loại giá trị của nước

Roger, Bhatia và Huber (1997)  

Tumer và Postle (1994)

 

Young (1996)

 

De Groot (1992)

Giá trị của nước bao gồm giá trị kinh tế và giá trị tự tại (intrinsic value):

– Giá trị kinh tế: gồm giá trị của đối tượng sử dụng nước (công nghiệp, nông nghiệp, hộ gia đình)

Lợi ích thực của dòng hải lưu; lợi ích thực của đối tượng sử dụng gián tiếp; điều chỉnh mục tiêu xã hội để xoá bỏ đói nghèo, tạo việc làm, an ninh lương thực.

– Giá trị tự tại: bao gồm quản lý, thừa kế, giá trị hiện tại

Giá trị của nước được chia làm 4 loại:

–   Giá trị trừu tượng: tưới tiêu cho nông nghiệp và người sử dụng nông nghiệp, cung cấp nước phục vụ nhu cầu, nước cho sản xuất công nghiệp.

– Giá trị thuỷ sản: nuôi trồng thuỷ sản, di sản phi thương mại và câu cá giải trí

–     Giá trị giải trí: chèo thuyền, đi cano, tắm, dã ngoại…

–   Giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn cảnh quan xung quanh lưu vực sông

Giá trị cùa nước được chia làm 5 loại:

–  Lợi ích hàng hoá: nước uổng, nước nấu, vệ sinh, hoạt động sản xuất kinh doanh

–  Giá trị thẩm mỹ và giải trí công cộng và tư nhân

–    Lợi ích tiêu thụ chất thải do đặc tính của nước

–    Giá trị hoặc thiệt hại do lũ lụt hoặc quản lý chất lượng nước

–   Giá trị không sử mang tính sử dụng

–    Giá trị kinh tế cùa nước bao gồm giá trị tiêu dùng, giá trị sản xuất, giá trị việc làm.

–   Giá trị sinh thái: bao gồm các giá trị bảo tồn và giá trị hiện tại.

–    Giá trị xã hội: bao gồm giá trị sức khoẻ và giá trị lựa chọn. Nó có thể định lượng thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước sẵn có (ví dụ để đảm bảo thu hoạch bền vững)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Thứ hai, nước là hàng hóa rất khó xác định chính xác nguồn cung bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nguồn nước mặt, nước ngầm… Đối với nguồn nước mặt, nguồn cung phụ thuộc phần lớn vào khí hậu, trong khi đó khí hậu là hiện tượng thay đổi rất thất thường và khó dự đoán. Nguồn nước mặt và nước ngầm còn bị phụ thuộc vào rất nhiều đối tượng sử dụng (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước), giá trị sử dụng (tưới tiêu, nước uống), chất lượng nguồn nước (nước sạch hay nước bị ô nhiễm)….

Nước có một nguồn cung cực kỳ lớn về khối lượng. Điều này có nghĩa là giá trị kinh tế trên một đơn vị trọng lượng hoặc khối lượng nước thường thấp. Do nước có khối lượng lớn, khó vận chuyển và cần một cơ sở hạ tầng giao thông vận chuyển nước tốn kém hơn nhiều so với các hàng hoá khác, nên sự ngăn chặn thiếu hụt nguồn cung cần phải có những biện pháp đặc biệt, không giống như điện có thể nhập khẩu từ một nguồn có thể cách xa hàng nghìn km. Vận chuyển nước đòi hỏi một chi phí cao trên một đơn vị khối lượng và thường không khả thi về mặt kinh tế nếu khoảng cách từ nguồn cung cấp đến đối tượng tiêu dùng khá dài trừ khi có thể thu được một giá trị cận biên cao. Chi phí ảo, lưu trữ và vận chuyển nước thường cao so với giá trị kinh tế thấp khi sử dụng thêm một đơn vị nước. Nước cũng không thể xác định chính xác số lượng nguồn cung bởi nguồn cung về nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: dòng chảy của nước, bốc hơi từ bề mặt, thẩm thấu nước vào lòng đất. Trong trường hợp nước mặt, nguồn cung bị ảnh hưởng bởi yếu tố khí hậu, do đó lượng cung cấp nước có thể thay đổi, không ước lượng được một cách ổn định và điều này có thể cản trở đến việc sử dụng nước của các ngành khác nhau (đặc biệt là những ngành cần nhiều nước) và ảnh hưởng đến giá trị của nguôn nước tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Chất lượng nguồn cung (nước tự nhiên, nước ô nhiễm) có thể ảnh hưởng đến từng đối tượng sử dụng nước (nước uống cho con người) nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến một số đối tượng sử dụng khác (ví dụ như nước sử dụng cho các đập thuỷ điện).

Thứ ba, nước là hàng hoá rất khó đánh giá chính xác nguồn cầu bởi nó phụ thuộc vào số lượng đối tượng sử dụng, địa điểm phân bố, thời gian và chất lượng nguồn nước. Nước vừa đóng vai trò cung cấp hàng hóa (nước uống, nước tưới tiêu), vừa đóng vai trò cung cấp dịch vụ (phát điện, giải trí, du lịch…) cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và các hộ gia đình. Là nguồn tài nguyên tương đối dồi dào, nước thường bị đánh giá thấp về mặt giá trị kinh tế. Cũng chính vì thế, không dễ dàng gì để kiểm soát hoặc cản trở việc sử dụng nguồn nước và các đối tượng sử dụng nguồn nước. Tiêu dùng nước là một loại tiêu dùng đặc biệt, trong đó đối tượng tiêu dùng có thể là cây cối, động vật, con người, ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và nhiều đối tượng khác. Khác với các hàng hóa thông thường, phần lớn nguồn nước tiêu hao lại không qua kênh tiêu dùng (do biến đổi khí hậu) và nước có thể tái tạo trở lại sau một thời gian nhất định và ở một địa điểm nhất định. Chẳng hạn, đối với con người, lượng cầu về nước cần sử dụng thường ít nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Nông nghiệp là lĩnh vực sử dụng nhiều nước nhất ở tất cả các nơi trên thế giới, nhưng đối với từng loại cây cối, lượng cầu về nước cũng khác nhau. Có những nơi sẵn có nguồn nước mặt, nhưng cũng có những địa điểm chỉ có các nguồn nước ngầm cần phải khai thác bằng máy móc. Cầu về nước cũng khác nhau theo mùa vụ. Không dễ kiểm soát hoặc hạn chế các đối tượng sử dụng nước. Nhiều đối tượng sử dụng nước phụ thuộc vào sự lên xuống của hệ thống thủy văn (nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ điện), nhưng nhiều đối tượng sử dụng nước khác lại phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước (con người). Trong quá trình sử dụng nước, một lượng nhỏ nước được thu hồi sau khi đã đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng sử dụng, và lượng nước thu hồi này sẽ quay trở lại hệ thống nước để sử dụng lại vào một thời điểm khác, một vị trí khác hoặc một đối tượng sử dụng khác. Nước được thu hồi có thể trở lại hệ thống nước mặt ở khu vực hạ lưu, cũng có thể thẩm thấu lại vào lòng đất, hoặc bay hơi và quay lại hệ thống thuỷ văn dưới dạng khí. Do đó, đánh giá mức cầu là việc không hề dễ dàng như đánh giá các loại hàng hoá khác.

Cho đến nay, do lượng cầu về nước tăng lên cùng với sự phát triển của dân số, sản xuất công nghiệp, thay đổi lối sinh hoạt, nước không còn là một thứ tài nguyên vô tận nữa. Đặc biệt, nếu xét từ góc độ nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất, lại có tình trạng thiếu nước trong khi xung quanh vẫn đầy nước. Hoặc ở những nơi có lũ lụt, người dân ở nơi đây vẫn thiếu nước sạch trầm trọng. Nguồn cung về nước đang chịu nhiều áp lực đối với các quốc gia trên thế giới. Trong lĩnh vực nông nghiệp – đối tượng sử dụng nhiều nước nhất – nguồn cung đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của trái đất, nước biển xâm lấn, khô hạn kéo dài. Đối với các lĩnh vực phi nông nghiệp, nguồn cung về nước đang chịu áp lực của để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, dân số ngày càng gia tăng, tốc độ đô thị hoá… Nhu cầu về nước ở đô thị (đối với các hộ gia đình và sử dụng trong khu vực công nghiệp) đang đặt ra mối đe doạ đối với nông nghiệp bởi nhu cầu của đô thị được ưu tiên cao hơn nhu cầu về nước của nông thôn. Nguyên nhân là các nguồn cung nước ở đô thị hiện tại thường bị ô nhiễm, có thể gây ra các nguy cơ về sức khoẻ, dịch bệnh. Nhu cầu về nước ngày càng tăng cao ở khu vực đô thị đang đặt ra áp lực lớn trong việc phân bố nguồn cung cho các đối tượng sử dụng nước và nguồn nước sạch luôn được ưu tiên đối với các nhu cầu tiêu dùng của con người và các ngành công nghiệp dịch vụ, còn nông nghiệp dần trở thành khu vực tiếp nhận các nguồn nước tái chế. Tăng nhu cầu về nước và sử dụng nước có thể gây ra những tác động xuyên biên giới, khiến cho nước trở thành nguồn tài nguyên quốc gia chiến lược hàng đầu.

Thứ tư, rất khó xác định giá cả của tài nguyên nước. Giá cả hàng hoá được xác định bởi nguyên lý cung cầu, mà ở đó một mặt hàng ở trạng thái dư cầu sẽ có giá của người mua cao hơn giá của người bán (người sản xuất sẽ tăng lượng cung), và ngược lại khi mặt hàng ở trạng thái dư cung thì giá của người mua sẽ thấp hơn giá của người bán (người sản xuất sẽ giảm lượng cung). Đối với tài nguyên nước, do những đặc trưng khác biệt về cung – cầu so với các loại hàng hoá khác, nên giá cả của nước cũng khó xác định hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải quản lý tốt nguồn cung, nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng cần phải kiểm soát hiệu quả nhu cầu sử dụng nước, để lấy lại sự cân bằng cung – cầu nước trên thị trường. Mặc dù có nhiều chức năng và có các giá trị kinh tế – xã hội quan trọng, nhưng trong một số khía cạnh nước không phải là một nguồn tài nguyên truyền thống mang tính trao đổi trên thị trường. Trong trường hợp nước được sử dụng với tư cách là một hàng hóa thương mại, thị trường cũng khó xác định giá cả của nước bởi nước thường liên quan đến môi trường lịch sử, văn hóa – xã hội và thể chế nơi mà nó được sử dụng và quản lý. Hơn nữa, mặc dù nguồn nước có thể bị chiếm đoạt hoặc bị chia sẻ, nhưng nước vẫn có khả năng tái tạo lại. Chính vì thế rất khó để xếp hạng nước vào thị phần của thị trường hàng hóa.

Nước được đối xử khác với các loại tài nguyên khác như than, dầu, đất đai, và ở phần lớn các quốc gia trên thế giới các chính phủ không yêu cầu thanh toán bản quyền khai thác tài nguyên. Ở nhiều quốc gia có nguồn cung nước dồi dào, nước gần như không được định giá bởi cơ sở hạ tầng cung cấp nước thường luôn sẵn có hoặc do nhà nước cung cấp. Giá cả của nước cũng phụ thuộc vào khu vực nông nghiệp hay đô thị. Tại các vùng đô thị, giá nước được trả theo mét khối nước sử dụng trên đầu người và giá nước này cũng không đồng nhất giữa các quốc gia bởi nước không được xác định vào thị trường hàng hoá thế giới. Mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào khối lượng cung – cầu nước và những cơ sở hạ tầng cung cấp nước, số lượng người tiêu dùng, chất lượng nguồn cung nước và kỳ vọng của nhà sản xuất và người tiêu dùng, sẽ có các mức giá khác nhau về nước. Khác với khu vực đô thị, ở các vùng nông thôn, chi phí thuỷ lợi được trả một lần từ khi xây dựng hệ thống tưới tiêu và chi phí bảo dưỡng tu bổ thuỷ lợi cũng thường là do nhà nước chi trả, nên tài nguyên nước thường không phải trả tiền hoặc được tính với mức giá rất thấp do cơ sờ hạ tầng nguồn cung nước đã được xây dựng sẵn cho các khu vực này./.

(Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 7/2017)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here