Cục diện chính trị kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ và những thách thức đối với phát triển kinh tế thương mại của Trung Quốc

0
95
(Internet)
(Internet)

Ban Quản trị Trang NGKT trực tuyến trân trọng gửi tới Quý độc giả một số đánh giá của giáo sư Vương Kiện Dân – Viện khoa học xã hội Trung Quốc và giáo sư Trang Dĩnh Huy – Đại học Tập Mỹ Hạ Môn về cục diện chính trị kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ và những thách thức đối với phát triển kinh tế thương mại của Trung Quốc, một số nội dung chính, như sau:

Cục diện chính trị, kinh tế thế giới đang có sự biến đổi lớn, chủ yếu do 02 yếu tố: (1) Mỹ xác lập chiến lược nước Mỹ trên hết; đề cao chủ nghĩa dân tộc, đơn phương, bảo hộ kinh tế thương mại; lôi kéo, gây sức ép các đồng minh thực hiện chiến lược kiềm chế toàn diện Trung Quốc…nhằm lập lại cục diện chính trị kinh tế thế giới. (2) Đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu đã gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế thế giới và chuỗi ngành nghề, cung ứng toàn cầu, khiến các nền kinh tế đều phải xem xét, điều chỉnh lại chiến lược phát triển, an ninh kinh tế. Trong ngắn hạn, kinh tế thế giới sẽ bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng và rộng khắp, tiềm ẩn nhiều nhân tố biến động khó lường. Về dài hạn, chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ ngày càng gia tăng, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

Trật tự kinh tế thương mại quốc tế đang diễn biến thay đổi quan trọng, những thách thức đối với Trung Quốc tăng lên lên rõ rệt. Ngoài những tranh chấp thương mại truyền thống đang gia tăng khắp toàn cầu, những tranh chấp về thuế trong kinh tế, thương mại số cũng đang nổi lên; xu thế toàn cầu hóa, đảo ngược toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tiểu vùng cùng diễn ra đồng thời tạo ra những biến số mới cho kinh tế thương mại thế giới. Hiện nay, cuộc chiến về quy chế kinh tế thương mại quốc tế và hợp tác kinh tế tiểu vùng nổi lên một số xu thế phát triển mới: (1) Vấn đề vận hành và cải cách WTO đang trở thành một trong những tiêu điểm trong cuộc chiến về quy chế kinh tế thương mại quốc tế, nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản yêu cầu chế định những quy định trợ giá nghiêm ngặt hơn, nhằm vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan; (2) Mỹ, Nhật, EU và một số nước phát triển phủ nhận địa vị kinh tế thị trường của Trung Quốc, cùng với điều khoản 32 trong Hiệp định thương mại tự do Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) do Mỹ chủ đạo ký kết, sẽ hạn chế sự phát triển thương mại của Trung Quốc, ngăn cản các nước liên quan ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương với Trung Quốc; (3) Việc giải thể và lập mới các tổ chức kinh tế khu vực, toàn cầu, cùng với việc điều chỉnh, sáp nhập các thể chế kinh tế thương mại song phương, đa phương đang diễn ra cùng lúc. Việc Mỹ “rút khỏi nhóm” và “lập nhóm mới” đang diễn ra đồng thời, cốt lõi là nhằm xây dựng những hệ thống thương mại song phương, đa phương bài trừ, gạt bỏ Trung Quốc; (4) Các vấn đề lịch sử, chính trị cũng đang gây ra những cọ sát và tranh chấp mới. Bên cạnh đó, một số nước và khu vực lấy lý do an ninh kinh tế để gia tăng kiểm tra, quản lý đối với đầu tư ra nước ngoài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp tác kinh tế ngành công nghệ.

Trong bối cảnh nêu trên, các chuỗi ngành nghề và cung ứng toàn cầu đang có sự điều chỉnh và xuất hiện một số xu thế mới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nhận thức và điều chỉnh chính sách về sản xuất, cung ứng, dự trữ đối với thiết bị và sản phẩm y tế và các vật phẩm dự trữ chiến lược khác. Hệ thống cung ứng trước đây chủ yếu theo đuổi hiệu quả kinh tế theo sự phân công quốc tế, nhưng nay chú trọng hơn đến an ninh kinh tế, khả năng tự chủ sản xuất, cung ứng các vật phẩm chiến lược. Chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu đang xuất hiện 03 đặc trưng lớn: (1) Cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ luôn được quan tâm và có ảnh hướng lớn nhất trong quá trình điều chỉnh chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cuộc chiến về kinh tế và KHCN giữa Mỹ – Trung sẽ hình thành các “tiêu chuẩn theo Mỹ” hoặc “tiêu chuẩn theo Trung Quốc”, cũng như  “gạt bỏ Trung Quốc” hoặc “gạt bỏ Mỹ”; (2) Chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu có xu thế dịch chuyển sang một số nền kinh tế mới nổi, giá thành thấp, sử dụng nhiều nhân công ở Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ latinh. Dự kiến trong 3-5 năm tới, có khoảng ¼ sản phẩm toàn cầu gồm thiết bị thông tin, quần áo, sản phẩm hóa dầu, thiệt bị vận tải, khai khoáng v.v. sẽ chuyển sang sản xuất tại một số quốc gia mới này; (3) Sau đại dịch Covid-19, nhiều nước đều có kế hoạch điều chỉnh, hoàn thiện “chuỗi sản xuất và cung ứng” của mình, đồng thời có một bộ phận sẽ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước quay trở về để bảo đảm an ninh kinh tế, hoặc không để quá tập trung, phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here