Chứng nhận Halal – ‘giấy thông hành’ vào thị trường tiềm năng

0
58
Quy mô thị trường Halal đạt 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên mức 10.000 tỷ USD trước năm 2028. (Nguồn: Halal Việt Nam)

Với vị trí địa lý gần các thị trường Halal lớn ở Đông Nam Á và châu Á, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp Halal.

Quy mô thị trường Halal đạt 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên mức 10.000 tỷ USD trước năm 2028. (Nguồn: Halal Việt Nam)

Ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, bên cạnh việc nhập khẩu gạo, Indonesia còn là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam khai thác.

“Đặc biệt, về thị trường Halal của Indonesia, còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác, do đa số dân số theo đạo Hồi. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động tìm hiểu và xin chứng nhận Halal của Indonesia. Chứng nhận Halal luôn là câu hỏi đầu tiên của bất cứ nhà nhập khẩu, phân phối nào của Indonesia khi có sản phẩm thực phẩm, đồ uống muốn tiếp cận thị trường này”, ông Phạm Thế Cường nhấn mạnh.

Ông Lê Châu Hải Vũ, Giám đốc Công ty CP Consultech thông tin, dù có nhiều thuận lợi, song, Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Halal, một con số rất khiêm tốn so với nhu cầu thị trường; có đến 40% địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Halal…

Dư địa xuất khẩu còn rất lớn và đầy tiềm năng, trong đó, Chứng nhận Halal được xem như “Giấy thông hành” vào thị trường này.

Ông Vũ nói: “Khi không có chứng chỉ này, dù có tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại hay bán hàng trực tiếp, nhà nhập khẩu cũng không thể bán hàng vào siêu thị hay điểm bán lẻ, hoặc nhập nguyên liệu thô của Việt Nam, dù rằng giá cả của chúng ta là rất cạnh tranh trên trường quốc tế, chúng ta đang bỏ lỡ 2,3 tỷ người tiêu dùng, riêng thị trường Đông Nam Á là 230 triệu người dùng không thể tiếp cận được sản phẩm của Việt Nam”.

Ông Lê Châu Hải Vũ cho biết, với vị trí địa lý gần các thị trường Halal lớn ở Đông Nam Á và châu Á, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp Halal.

Đặc biệt, Chính phủ đã quan tâm và có chính sách thiết thực phát triển ngành công nghiệp Halal. Vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp cần vượt qua thách thức từ thị trường, đạt chứng nhận Halal.

Nói về tầm quan trọng của chứng nhận Halal, ông Lê Châu Hải Vũ cho biết, các sản phẩm sau khi được chứng nhận Halal sẽ có được những lợi ích như: đáp ứng được các yêu cầu khi xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo và khách hàng Hồi giáo; sản phẩm được chứng nhận Halal được người Hồi giáo tin tưởng mua, sử dụng mà không phải do dự.

Đặc biệt, việc tạo lòng tin cho người tiêu dùng, được người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới lựa chọn vì đáp ứng cả các yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chứng nhận Halal của nguyên liệu là phương pháp chứng minh đơn giản, tin cậy và tiết kiệm nhất cho việc xem nhãn nguyên liệu đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc động vật.

Giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm Halal trên thế giới. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc marketing, chào hàng và tiếp cận thị trường Hồi giáo với 2,2 tỷ người (chiếm 25% dân số thế giới).

Ông Lê Châu Hải Vũ cho biết thêm, thị trường Halal bao gồm nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, du lịch, hàng tiêu dùng, thời trang, giáo dục, logistics… Quy mô thị trường Halal đạt 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên mức 10.000 tỷ USD trước năm 2028.

Mai Hương

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here