Chính sách tiền tệ 2018 thành công nhờ kết hợp hai bàn tay

0
90
Bản lĩnh chủ động thích ứng linh hoạt và và kết hợp hiệu quả” hai bàn tay” trong điều hành chính sách tiền tệ là điểm sáng nổi bật năm 2018.

 

Bản lĩnh chủ động thích ứng linh hoạt và và kết hợp hiệu quả” hai bàn tay” trong điều hành chính sách tiền tệ là điểm sáng nổi bật năm 2018.
Bản lĩnh chủ động thích ứng linh hoạt và và kết hợp hiệu quả” hai bàn tay” trong điều hành chính sách tiền tệ là điểm sáng nổi bật năm 2018.
Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”
Sự điều hành chính sách tiền tệ 2018 của ngân hang nhà nước (NHNN) được đặc trưng bởi mục tiêu hài hòa lợi ích và đặt lợi ích quốc gia về ổn định kinh tế-tài chính-tiền tệ vĩ mô lên trên hết. Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” này được thể hiện đậm nét ở  nhiều sự việc, nổi bật là trong điều hành chính sách tỷ giá trung tâm và quản lý thị trường ngoại hối. Nhờ đó, Ngân hàng Nhà nước sau khi linh hoạt mua-bán ngoại tệ thích ứng với cung-cầu thị trường và các động thái phức tạp của nhiều đồng tiền lớn trên thế giới, nhất là USD và Nhân Dân tệ, vẫn tăng được dự trữ ngoại hối và thu được nhiều thành công khác: Tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn (mức tăng cả năm dưới 3% so với năm trước, thấp nhất khu vực); Thị trường vàng khá lặng sóng; Lãi suất vẫn được bình ổn trong bối cảnh hàng chục ngân hàng trung ương trên thế giới phải tăng: Lãi suất qua đêm VND tăng từ mức bình quân khoảng 1,53% trong đầu năm lên khoảng 3% trong nửa cuối năm 2018. Lãi suất tiền gửi bình quân năm 2018 tăng từ 5,11% (năm 2017) lên 5,25%. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,91% (năm 2017: 8,86%).
Lãi suất tăng nhẹ chủ yếu do kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và các tổ chức tín dung cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II. Lạm phát được kiểm soát (ở mức 3,54%); Tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng khoảng 14-15% (so mức tăng 17,6% năm 2017) và là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây, trong khi GDP cả năm 2018 tăng tới 7,08%, cao nhất 11 năm qua…
Đến cuối năm 2018, M2/GDP ước khoảng 168%, tăng thấp hơn so với bình quân giai đoạn 2012-2016. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015. Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô. Thanh khoản của hệ thống TCTD được đảm bảo, mặc dù kém dồi dào hơn vào cuối năm chủ yếu do áp lực từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối năm tăng cao. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống ước tăng tương đương năm 2017; Hệ số LDR khoảng 87,5% (năm 2017: 87,8%).
Các công cụ mới của nhà điều hành
Đáng chú ý, nghiệp vụ thị trường mở vẫn là công cụ sử dụng nhiều nhất, bên cạnh đó sự phối hợp chính sách tiền tệ và tài chính cũng được tăng cường, với sự xuất hiện tiền gửi Kho bạc Nhà nước – công cụ mới của nhà điều hành- tiêu biểu là việc chuyển hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền gửi ngân sách ứ đọng trong hệ thống ngân hàng, về “kho” Ngân hàng Nhà nước khi có sự chậm giải ngân đầu tư công; giúp nâng cao hiệu quả chung điều hành chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia. Số liệu hết quí 1-2018 cho thấy, lượng tiền gửi này vào khoảng 253.000 tỉ đồng. Giải ngân đầu tư công tính đến hết 31-3-2018 là gần 35.000 tỉ đồng, bằng 9,3% kế hoạch cả năm. Giải ngân đầu tư công thấp, KBNN duy trì số dư lớn trong hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể áp lực cho lãi suất nội tệ. Đây cũng là giai đoạn thanh khoản liên ngân hàng ổn định và NHNN liên tục phát hành tín phiếu, hút ròng nội tệ, với lãi suất phổ biến chỉ ở mức 1,2%-1,85%. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu NHNN hạ lãi suất OMO (lãi suất điều hành) từ 5% xuống 4,75% sau 5 năm, giúp giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, dù khi đó động thái này khá ngược với xu hướng tăng lãi suất điều hành của hàng chục ngân hàng TW trên thế giới.
Bản lĩnh và sự kiên định mục tiêu vĩ mô, cũng như năng lực kết hợp hài hòa hai bàn tay quản lý của  Nhà nước và bàn tay tự điều chỉnh của thị trường cũng thể hiện trong những tháng cuối năm 2018, khi NHNN linh hoạt điều chỉnh tỷ giá trung tâm (nhưng không phá giá thụ động tiền tệ mạnh) thay vì tiếp tục bán ngoại tệ để giữ tỷ giá; kiên quyết từ chối nới room tín dụng cho các ngân hàng; đồng thời chủ động xiết lại cho vay bằng ngoại tệ và giảm mức vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn…nhằm kiểm soát nợ xấu và phòng ngừa rủi ro từ tác động tiêu cự của tài chính quốc tế. Đồng thời, chủ động xiết chặt hơn giới hạn tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40%, nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 200%; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài; kiên định mục tiêu chống tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, điều hành ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay nội tệ trong nền kinh tế, quyết liệt xử lý nợ xấu, tăng vốn điều lệ và bảo đảm chỉ tiêu hệ số an toàn vốn (CAR) đối với các NHTM, khuyến khích hoạt động M&A và niêm yết cổ phiếu các NHTM trên TTCK.
Bàn tay Nhà nước cũng được tô nhấn mạnh hơn khi Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam vào tháng 8/2018. Tín hiệu tích cực đầu tiên về sự hưởng ứng của các NHTM đã được ghi nhận vào ngày 18/12/2018, khi Ngân hàng Nam Á và Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) chính thức ký kết triển khai chương trình “tín dụng xanh” cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân với lãi suất ưu đãi. Đây là bước đi đầu tiên của ngân hàng này trong dự án cộng đồng “tôi chọn sống xanh”. Tín dụng xanh là những khoản tín dụng được ngành ngân hàng hỗ trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Chương trình “tín dụng xanh” không chỉ đem lại những lợi ích lớn cả về tăng trưởng phát triển kinh tế, mà còn nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng xanh đang tăng nhanh, từ mức đạt 180.121 tỷ đồng vào quý IV/2017, lên mức 188.270 tỷ đồng quý I/2018 và 188.132 tỷ đồng quý II 2018, còn trong quý III/2018 đạt 235.717 tỷ đồng. Hiện có khoảng 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, trong đó chủ yếu được thực hiện tại một số hội sở chính và chi nhánh của các ngân hàng như Sacombank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, SHB, ACB, Viet A Bank, OCB, Kien Long Bank, PVCombank, HSBC…Bên cạnh đó, có 26% số ngân hàng xây dựng và triển khai quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các ngân hàng được cấp phép hoạt động dưới hình thức ngân hàng 100% vốn sở hữu nước ngoài như HSBC, Standard Chartered… Một số ngân hàng cổ phần trong nước cũng đã xây dựng và ban hành quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội bằng văn bản.
 Bàn tay chủ động của NHNN được dư luận đặc biệt hoan nghênh là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước dự kiến năm 2019 sẽ tung ra gói tín dụng 5.000 tỷ đồng giao cho Agribank triển khai để phục vụ nhu cầu vay cấp bách của người dân, với điều kiện, thủ tục hết sức đơn giản, thời gian xét duyệt khoản vay nhanh, trong một ngày và mức cho vay tối đa khoảng 30 triệu đồng. Còn lãi suất cho vay cũng tính toán hợp lý; nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tệ nạn phức tạp của tín dụng đen (ước tính đang cho vay khoảng 2.500 tỷ đồng).
TS. Nguyễn Minh Phong

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here