Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Obama (phần cuối)

0
850

III. Một số tác động chính sách

Tác động tới Mỹ

Trung Quốc tiếp tục Ịà một đối tác thương mại hết sức quan trọng của Mỹ (đứng thứ ba sau Canada và Mexico). Dưới thời Chính quyền Obama, trong khi giao dịch thương mại toàn cầu suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì các điều chỉnh chính sách thương mại của Chính quyền Obama đối với Trung Quốc đã giúp xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc tiếp tục phát triển trung bình khoảng 7%/năm. Tốc độ xuất khẩu hàng hóa dịch vụ còn gia tăng mạnh hơn lên tới gần 16%/năm. Điều này đã mang lại những lợi ích kinh tế cho Mỹ, cũng như góp phần ổn định nền kinh tế Mỹ. Theo nghiên cứu gần đây của Oxford Economics, việc duy trì gia tăng quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc, đã giúp tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP của Mỹ. Kết hợp tất cả các kênh xuất khẩu và đầu tư đã hỗ trợ tạo ra 216 tỷ USD, tương đương 1,2% GDP vào năm 2015, cũng như tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm cho nền kinh tế Mỹ.

Ngoài ra, việc thực hiện điều chỉnh chính sách của Chính quyền Obama, thông qua các hiệp định đa phương, cụ thể là TPP, cũng đã bước đầu mang lại những lợi ích về mặt chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á. Việc Mỹ “xoay trục” hay “tái cân bằng” với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung, và TPP nói riêng là một nỗ lực rõ ràng để đảm bảo rằng các nước như Trung Quốc không viết các quy tắc của nền kinh tế toàn cầu mà để nước Mỹ viết lên những quy tắc này. Như vậy, có thể thấy, ở góc độ địa chính trị, các sáng kiến TPP đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Mỹ trong khuôn khổ đa phương và những nỗ lực để mở rộng hệ thống thương mại toàn cầu. Đây thực sự là sáng kiến thương mại đa phương lớn đầu tiên của Mỹ trong vài năm qua. Sáng kiến chiến lược này là một phần trong chiến lược ngăn chặn việc Mỹ mất dần kiểm soát về sự gia tăng của các FTA trên thế giới. TPP tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 40% GDP thế giới, và 30% thương mại thế giới.

– Tác động tới Trung Quốc

Mỹ tiếp tục là một thị trường hệt sức quan trọng của Trung Quốc. Mỹ còn là nhà cung cấp các nguồn vốn lớn, kỹ năng quản lý tiên tiến, và công nghệ nguồn của thế giới cho Trung Quốc. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.

Trong thời gian qua, việc gia tăng quan hệ thương mại với Mỹ đang giúp cho Trung Qụốc củng cố chiến lược tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu của mình. Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới từ năm 2013 đến nay. Trong năm 2016, giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu lên tới 2.000 tỷ USD.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hết sức quan trọng của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ liên tục tăng: từ 425 tỷ USD (2012), 440 tỷ USD (2013), 468 tỷ USD (2014), 483 tỷ USD (2015) và giảm xuống một chút 462 tỷ USD (năm 2016). Giá trị xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 18%-20% tổng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc ra thế giới trong giai đoạn vừa qua.

Do Mỹ áp đặt hạn ngạch hoặc mức thuế cao đối với hàng hoá Trung Quốc với phương thức chống bán phá giá, khiến hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Chẳng hạn như Chính phủ Mỹ đã áp đặt hạn ngạch đối vớỉ một số sản phẩm dệt may của Trung Quốc. Nhiều ngành công nghiệp khác của Mỹ cũng đang đệ trình lên Bộ Thương mại Mỹ kêu gọi áp đặt thuế chống phá giá 186% và 110% đối với các loại giấy kếp và giấy mềm chuyên dụng, và từ 150% đến 450% đối với đồ nội thất giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu Chính quyền Mỹ thông qua những yêu cầu này thì các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại lớn và do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu hàng hóa của Trung-Quốc.

Như vậy về lâu dài, nếu Mỹ tiếp tục sử dụng các biện pháp cứng rắn hơn đối với hàng hóa Trung Quốc, và mở cửa mạnh hơn thị trường dịch vụ của Trung Quốc, sẽ gây sụt giảm xuẩt khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của Trung Quốc, do nền kinh tế Trung Quốc dựa rất nhiều vào sự gia tăng xuất khẩu. Ngoài ra việc sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, trong khi xuất khẩu giảm, có thể sẽ khiến Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thừa như tình trạng dư thừa sắt thép hiện nay của Trung Quốc.

Nhìn từ góc độ chiến lược, việc Mỹ sử dụng TPP như một công cụ nhằm thực thi chiến lược “Tái cân bằng” của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương có những ảnh hưởng nhất định tới Trung Quốc trong thời gian qua. Hiệp định này sẽ giúp Mỹ vả các nước trong khu vực châu Á gia tăng hợp tác với nhau mà không có Trung Quốc, bởi Trung Quốc không tham gia TPP. Nếu TPP chính thức được thông qua và có hiệu lực, thì các dòng hàng hóa dịch vụ, đầu tư, chuyển giao công nghệ,… sẽ được lưu thông giữa Mỹ và cảc nước tại châu Á-Thái Bình Dương, điều này sẽ giúp Mỹ và các nước có liên quan có thể sẽ chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu của Trung Quốc. Như vậy, sẽ khiến xuất khẩu của Trung Quổc sụt giảm, dẫn tới sụt giảm vị thế và tầm ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Tác động tới khu vực và Việt Nam

Về mặt kinh tế, việc điều chỉnh chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc, như các chính sách liên quan đến việc mở cửa thị trường Trung Quốc, hay thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc, thông qua các biện pháp thuế quan, và phi thuế quan, đã tác động tới thương mại Mỹ – Trung, cũng như các quốc gia khác trong khu vực.

Chẳng hạn như việc Mỹ gây sức ép đòi hỏi Trung Quốc không được phá giá đồng Nhân dân tệ, hay việc Mỹ đánh thuế cao hơn các mặt hàng của Trung Quốc, thậm chí là 100% vào các mặt hàng mà Mỹ cho là Trung Quốc bán phá giá, đã làm hàng hoá Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn so với các hàng hóa cùng chủng loại ở các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Điều này giúp cho các nước khác có cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi hàng hóa tiêu dùng nhập từ Trung Quốc đắt lên, Mỹ sẽ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và thay thế bằng các nước khác, đặc biệt là các nước ASEAN, hay Ấn Độ. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam và các nước trong khu vực thúc đẩy xuất khẩu vào Mỹ.

Tuy nhiên, điều gì cũng có tính hai mặt, khi Mỹ sử dụng các biện pháp bảo hộ hàng hóa của mình, Trung Quốc cũng sẽ đưa ra các biện pháp trả đũa, và việc nền kinh tế số một và số hai thế giới thực thi các biện pháp bảo hộ, rất có thể sẽ làm nổi lên xu thế bảo hộ mậu dịch mới trên phạm vi toàn cầu, và sẽ gây kìm hãm quá trình tự do hóa thương mại trên thế giới. Điều này đã được minh chứng trong những thất bại gần đây tại các vòng đàm phán WTO.

Về mặt chiến lược, dưới thời Obama, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, đã chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Trung Quốc trong việc tăng cường và củng cố vị trí lãnh đạo của mình tại châu Á, bằng cách tăng cường các liên minh với các đối tác truyền thống và cố gắng tạo đối trọng với nhau về mặt thể chế. Sự cạnh tranh Mỹ – Trung cũng đã gây nên một sự thay đổi quyền lực, định hình lại các mối quan hệ giữa tất cả các chủ thể trong khu vực. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc triển khai sáng kiến TPP của Mỹ và RCEP của Trung Quốc. Không giống như hầu hết các dự án hội nhập của châu Âu, các sáng kiến hội nhập hiện nay của châu Á mang tính cạnh tranh, thậm chí đôi khi mang tính phá hủy lẫn nhau. Chúng dựa trên các nguyên tắc khác nhau, các nước tham gia và các quy tắc mà họ đang tìm kiếm để thực hiện cũng khác nhau. Như vậy, thành lập TPP và RCEP đã trở thành thách thức cấu trúc, thúc đẩy mâu thuẫn khác trong khu vực: khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, và các tranh chấp thương mại giữa các nước phát triển. Trong bối cảnh này, cả hai sáng kiến có thể trở thành một nhân tố cho sự phân chia khu vực hơn là hội nhập khu vực. Các nước trong khu vực và Việt Nam phải thực thi chính sách kinh tế đối ngoại cân bằng để tránh rơi vào vòng xoáy cạnh tranh Mỹ – Trung, đồng thời sẽ tiếp tục vừa phải duy trì quan hệ với Trung Quốc để đẩy mạnh trao đổi buôn bán với Trung Quốc, vừa phải duy trì quan hệ thương mại với Mỹ vì hai nền kinh tế này có quy mô vô cùng lớn, có ảnh hưởng sống còn tới các nền kinh tế khác. Riêng đối với Việt Nam, tác động của sự điều chỉnh chính sách của Mỹ mang tính gián tiếp và lớn hơn cả là về mặt chiến lược. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ thứ hai, khi Chính quyền Obama tích cực thúc đẩy đàm phán TPP nhằm tăng cường hợp tác thương mại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và giảm sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực, quan hệ Việt – Mỹ đã được thúc đẩy mạnh mẽ, không chỉ về kinh tế thương mại, mà còn cả chính trị và quân sự. Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện năm 2013; và lần đầu tiên người đứng đầu hệ thống chính trị Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống Obama. Đây được xem là biểu tượng cho sự phát triển toàn diện trong quan hệ của Việt Nam với Mỹ. Điều này giúp cho vị thế chính trị của Việt Nam trong khu vực được nâng lên. Về mặt kinh tế, TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và ít phụ thuộc vào Trung Quốc. Dưới góc độ song phương, việc Mỹ thu hút Việt Nam vào đàm phán Hiệp định TPP thể hiện chính sách của Mỹ trong việc nâng cấp quan hệ kinh tế giữa hai nước, và đưa hai nước bước vào giai đoạn phát ưiển kinh tế thương mại toàn diện hơn. Quan hệ thương mại song phương Việt – Mỹ đã phát ưiển nhanh chóng trong thời gian qua từ 24,8 tỷ USD năm 2012 lên hơn 52 tỷ USD năm 2016, tức tăng hơn 200%; đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 27 của Mỹ, và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ ương các nước ASEAN30.

  1. Kết luận

Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Obama đã giúp xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc tiếp tục phát triển trung bình khoảng 8%/năm. Điều này đã mang lại những lợi ích kinh tế cho Mỹ, cũng như góp phần ổn định nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng. Việc duy trì gia tăng quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc, đã giúp tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP của Mỹ. Mỹ tiếp tục có thặng dư thương mại dịch vụ với Trung Quốc, nhưng vẫn có thâm hụt thương mại với Trung Quốc, do thâm hụt thương mại hàng hóa lớn, đặc biệt trong các sản phẩm hàng hóa công nghệ cao.

Ngoài ra, việc thực hiện chính sách thương mại của Chính quyền Obama, thông qua các hiệp định đa phương, cụ thể là TPP, đã bước đầu mang lại những lợi ích về mặt chiến lược của Mỹ tại khu vục châu Á, như củng cố và mở rộng quan hệ kinh tế với các đổi tác thương mại tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giảm bớt sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, việc ông Trump chủ trương theo đuổi chủ nghĩa biệt lập mới, đặt Mỹ lên trên hết, tập trung vào phát triển kinh tế trong nước, và tuyên bố rút khỏi TPP, sẽ làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, cũng như tổn hại tới triển vọng hợp tác và phát triển kinh tế của các nước đối tác và đồng minh trong khu vực, trong đó có Việt Nam./.

Nguyễn Tuấn Minh

(Châu Mỹ ngày nay, số 09/2017)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here