Chính sách của Biden ngày đầu nhậm chức

0
92
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

1. Về dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL

Vừa qua, trang Forbes.com có hai bài về chính sách của Tổng thống Biden đối với ngành dầu khí và dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL cụ thể như sau:

Tổng thống Biden bắt đầu nhiệm kỳ với những kế hoạch đầy tham vọng nhằm giải quyết vấn đề chống biến đổi khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế hạn chế khí thải carbon. Tuy nhiên, thực trạng nền kinh tế và chính trị thời điểm hiện nay của Mỹ sẽ gây ra khó khăn đối với những bước đi quyết liệt chống lại cả một ngành công nghiệp dầu khí hiện đang tiếp tục cung cấp phần lớn nhu cầu về năng lượng cho đất nước.

Vào năm 2009, thời kỳ đầu nhiệm kỳ thứ nhất, Chính quyền của tổng thống Barack Obama và phó Tổng thống Biden ưu tiên xây dựng chính sách chống biến đổi khí hậu mạnh tay. Nếu chính sách này được áp dụng sẽ làm tăng giá xăng dầu, dầu sưởi và khí đốt tự nhiên. Hơn nữa vào thời điểm đó nền kinh tế Mỹ ở giai đoạn đỉnh điểm của đại suy giảm, giai đoạn tồi tệ nhất kể từ sau giai đoạn đại suy thoái. Do vậy chính sách này không được lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ. Rốt cuộc, Chính quyền tổng thống Obama đã phải chấp nhận thực tế là sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trong nước là điều quá quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia và giải quyết vấn đề công ăn việc làm, đặc biệt là lĩnh vực khai thác các mỏ dầu đá phiến. Cuộc cách mạng dầu đá phiến tiếp tục đưa nước Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu thô và khí đốt lớn nhất thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu của Cục dự trữ Liên bang ở Dallas (bang Texas), ngành công nghiệp dầu đá phiến đóng góp khoảng 10% mức tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ từ năm 2010 đến 2015.

Mặt khác, Chính quyền tổng thống Obama cũng đã nhận ra những lợi ích địa chính trị của việc Mỹ trở thành một nhà sản xuất dầu thô lớn-lớn đến nỗi họ buộc hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã kéo dài suốt 40 năm. Sản lượng dầu thô và khí đốt tăng vọt đã giúp Washington linh hoạt hơn trong việc đề ra chính sách đối ngoại, đặc biệt là trong việc thương thảo với OPEC và Nga.

Nền kinh tế Mỹ mà tổng thống Biden thừa hưởng năm nay cũng sẽ khá giống với năm 2009.

Hiện nước Mỹ đang phải tiếp tục vật lộn với đại dịch Covid-19. Việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân khắp toàn quốc có thể sẽ là một chặng đường dài giúp nền kinh tế phát triển trở lại. Tuy nhiên, không một ai biết chắc điều bình thường mới của một thế giới hậu Covid-19 sẽ là như thế nào?

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 6,7% vào tháng 12, giảm so với mức đạt đỉnh trong đại dịch Covid-19 là 14,7%, song tỷ lệ này lại cao hơn nhiều so với mức trung bình. Ngành công nghiệp dầu khí trong nước là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi phải sa thải 107.000 người lao động chỉ từ tháng 3 đến tháng 8 năm ngoái do đại dịch Covid-19 đã gây sức ép lên giá cả hàng hóa. Theo hãng tư vấn Deloitte, tỷ lệ thất nghiệp trên đã đánh dấu tốc độ sa thải người lao động một cách nhanh nhất trong lịch sử ngành dầu khí của Mỹ.

Mặc dù thua lỗ trong kinh doanh song các nhà sản xuất dầu đá phiến lại tăng cường thêm các hoạt động khoan thăm dò và khai thác do giá cả có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, điều này cho thấy họ có thể tồn tại được. Bây giờ không phải lúc để áp đặt các chi phí và hạn chế mới đối với ngành công nghiệp dầu khí dễ bị tổn thương.

Tổng thống Biden có thể sẽ tiếp tục đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng thực hiện chính sách về biến đổi khí hậu. Chính quyền Tổng thống Biden chắc sẽ thắt chặt các quy định và hạn chế đối với ký kết hợp đồng khai thác dầu đá phiến mới,  song không mạo hiểm đề ra các chính sách không có lợi cho ngành công nghiệp dầu vào thời điểm này. Hơn nữa, Thượng viện Mỹ sẽ gần như không thể thông qua các biện pháp chống khai thác dầu đá phiến nhiều hơn nữa khi mà ở Washington DC hiện đang bị phân cực cao, đặc biệt đến từ các nghị sỹ là thành viên trung dung của đảng Dân chủ đến thuộc các bang sản xuất dầu khí của Mỹ là những người sẽ phản đối mạnh mẽ các đề xuất đó của các nghị sỹ của đảng Cộng hòa.

Ví dụ, tại bang Pennsylvania, nơi có trữ lượng lớn dầu đá phiến với mỏ Marcellus giàu khí đốt tự nhiên và là nơi có một thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân chủ và một thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ. Không ai trong số thượng nghị sỹ này có khả năng ủng hộ các chính sách hạn chế phát triển thăm dò và khai thác hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống đường ống dẫn dầu khí.

Tình hình tương tự như vậy cũng xảy ra ở bang Ohio và Tây Virginia, mỗi bang đều có một thượng nghị sĩ Liên bang thuộc đảng Dân chủ. Trên thực tế, Thượng ngị sỹ Mỹ đảng Dân chủ bang Tây Virginia Joe Manchin sẽ là Chủ tịch sắp tới của Ủy ban tài nguyên thiên nhiên và năng lượng của Thượng viện Mỹ. Các bang sản xuất dầu khí lớn nhất ở miền Tây nước Mỹ, các bang Colorado và New Mexico, mỗi bang đều có hai thượng nghị sĩ đảng Dân chủ là những người có khả năng chống lại các nỗ lực hạn chế sự phát triển nhiên liệu hóa thạch ngay cả khi họ buộc phải tuân theo các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Chính quyền Biden.

Do vậy, nhiều khả năng Tổng thống Biden đề ra chuẩn mực điện sạch như lĩnh vực điện khí nguồn năng lượng ít khí thải, và chính sách này sẽ không tác động đến ngành năng lượng hóa thạch, một điều quan trọng đối với các nghị sỹ trung dung của đảng Dân chủ đại diện cho các bang sản xuất dầu khí. Tổng thống Biden cũng sẽ thực hiện các bước đi nhằm xoa dịu các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu đã ủng hộ ông thời gian qua. Ông Biden có thể đưa nước Mỹ tái tham gia Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, tăng cường các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu, điều chỉnh lượng khí thải mê-tan của ngành công nghiệp dầu khí và có thể sẽ cấm cho thuê đất để thăm dò và khai thác dầu khí mới trên các vùng đất thuộc Liên bang.

 Trong vận động bầu cử, ông Joe Biden hứa trước cử tri là ông sẽ hành động ngay lập tức việc hủy bỏ cấp phép dự án mở rộng hệ thống đường ống dẫn dầu xuyên biên giới Keystone XL về phía bắc ngay sau khi nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1/2021.

Việc hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL sẽ vấp phải sự phản đối của phía Canada. Chính quyền tỉnh bang Alberta của Canada cho biết họ sẽ tìm hiểu những thiệt hại đến từ phía Mỹ nếu ông Biden thực hiện các cam kết của mình trước các cử tri Mỹ. Dự án Keystone XL dự báo sẽ mang lại lợi ích cho tỉnh bang Alberta và ngành công nghiệp dầu mỏ của Canada thông qua việc vận chuyển khối lượng lớn dầu thô nặng được khai thác sản xuất từ cát dầu, sau đó được vận chuyển theo hệ thống đường ống dẫn dầu tới các nhà máy lọc dầu của Mỹ nằm dọc theo bờ biển Vịnh các bang Texas và Louisiana. Các phương thức vận chuyển dầu thô thay thế, chẳng hạn như vận chuyển dầu thô đến Bờ biển Thái Bình Dương thông qua hệ thống Đường ống xuyên núi mà Chính phủ Canada đã tiếp quản khai thác vào năm 2018 với tổng chi phí 4,5 tỷ đô la song lại kém hiệu quả và tốn kém hơn so với dự án Keystone XL. Điều hiển nhiên là việc hoàn thành dự án Keystone XL sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế của tỉnh bang Alberta thông qua việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho địa phương.

Thủ hiến tỉnh bang Alberta Jason Kenney đã trao đổi với Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhằm thúc giục ông bày tỏ sự kháng nghị lên ông Biden ngay lập tức. Phát biểu với báo giới trong một cuộc họp báo gần đây, ông Kenney cho rằng, đây là giờ thứ 11 và nếu đó thực sự là ưu tiên hàng đầu thì chúng ta đề nghị Chính phủ Canada nêu lập trường ủng hộ người lao động Canada, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho Canada và quan hệ song phương Canada-Mỹ ngay bây giờ. Tuyên bố chính quyền tỉnh bang Alberta vẫn bổ nhiệm cố vấn pháp lý chuyên về dự án này. Bày tỏ tin tưởng dự án Keystone XL vẫn sẽ là một dẫn chứng mạnh mẽ tuân thủ theo các hiệp định thương mại quốc tế khác nhau, chẳng hạn như USMCA cũng như tìm hiểu những thiệt hại nếu ông Biden đóng băng một cách hữu hiệu dự án Keystone XL bằng cách hủy bỏ giấy phép của Liên bang.

Tập đoàn TC Energy cũng cam kết sử dụng lực lượng lao động công đoàn thông qua các thỏa thuận đạt được với bốn liên đoàn lao động vào tháng 8 năm ngoái trong việc xây dựng mở rộng hệ thống dự án phần phía bắc Canada. Đại sứ Canada tại Mỹ Kirsten Hillman phát biểu khi cho rằng, không chỉ bản thân dự án đã thay đổi đáng kể từ lần đầu tiên được đề xuất, mà sản lượng dầu cát của Canada cũng thay đổi một cách đáng kể. Sự sáng tạo của dự án sẽ tiếp tục đạt nhiều tiến bộ.

Cho dù xuất hiện bất kỳ lời ca thán này hay cam kết của TC Energy đi chăng nữa thì điều đó có thể đủ để thay đổi quan điểm của ông Biden trong việc tạm treo việc quyết định hủy bỏ dự án Keystone XL, đều sẽ được cân nhắc. Tuy nhiên, một hành động mang tính hành pháp như vậy sẽ phải trả giá đắt và có nguy cơ tạo ra một khởi đầu khó khăn cho quan hệ của chính quyền Biden với đồng minh chiến lược của Mỹ ở phía bắc là Canada.

2. Tổng thống Biden thu hồi giấy phép đường ống dẫn dầu của Canada, gây thất vọng cho Ottawa

Theo Reuter, ngay trong ngày nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức ra quyết định thu hồi giấy phép xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL (KXL) từ Canada vào Mỹ, làm tan vỡ hy vọng của Ottawa về việc cứu vãn dự án trị giá 8 tỷ USD mà ngành dầu thô Canada đang rất cần triển khai.

Keystone XL, thuộc sở hữu của tập đoàn TC Energy Corp, đang được xây dựng ở Canada và dự kiến sẽ vận chuyển 830.000 thùng dầu thô từ Alberta đến Nebraska mỗi ngày.Nhưng dự án đã vấp phải sự phản đối của các chủ đất bên Mỹ, các bộ lạc người Mỹ bản địa và các nhà bảo vệ môi trường. Và dự án đã phải trì hoãn trong 12 năm qua.

Theo các chuyên gia, động thái này là một bước lùi khác đối với ngành công nghiệp dầu mỏ đang khó khăn của Canada, đặc biệt là trung tâm năng lượng Alberta, gây thiệt hại hàng nghìn việc làm và đánh dấu bước khởi đầu trong mối quan hệ giữa chính quyền Biden với Canada, một đối tác thương mại quan trọng.

Ngay sau đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã ra tuyên bố: “Mặc dù chúng tôi hoan nghênh cam kết chống biến đổi khí hậu của Tổng thống, nhưng chúng tôi rất thất vọng dù phải chấp nhận quyết định của Tổng thống thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông ấy về dự án Keystone XL”.

Thủ hiến Alberta Jason Kenney, người đầu tuần này đã đe dọa hành động pháp lý nếu Keystone XL bị bác bỏ, cho biết ông “vô cùng lo lắng” trước động thái này. “Đây là một cú đấm vào nền kinh tế Canada và Alberta. Đáng buồn thay, đó là một sự xúc phạm đối với một đồng minh và đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ”. Ông Kenney nói trong một cuộc họp báo.

TC Energy, trong một tuyên bố được đưa ra trước khi bị thu hồi, bày tỏ sự thất vọng với một động thái sẽ làm đảo lộn quy trình đã kéo dài hơn một thập kỷ. Cựu Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã hồi sinh dự án, nhưng dự án vẫn phải đối mặt với những thách thức pháp lý đang diễn ra.

Tim McMillan, giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất dầu mỏ Canada, cho biết: “Hành động này làm mất hàng nghìn việc làm của người Canada và người Mỹ vào thời điểm cả hai nền kinh tế đều cần đầu tư tư nhân”. Viện Dầu mỏ Mỹ gọi động thái của Biden là một “bước lùi đáng kể”.

Canada là nước sản xuất dầu thô lớn thứ tư thế giới, vận chuyển phần lớn sản lượng đó cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ. Năm 2019, Mỹ nhập khẩu 3,8 triệu thùng/ngày từ Canada, chiếm hơn một nửa lượng nhập khẩu hàng ngày 6,8 triệu thùng.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here