Cước vận chuyển container tăng vọt vì nhu cầu đang vượt xa nguồn cung container 20 feet và 40 feet. Đồng thời, tình trạng này cũng bị tác động thêm sau sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez hồi cuối tháng 3 khi người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang tăng mua hàng trở lại.
Thị trường vận chuyển vận tải biển đang rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. Khi ký hợp đồng với các hãng vận tải biển, các nhà xuất-nhập khẩu hàng hoá phải chấp nhận mức cước phụ trội cao để đảm bảo được giao hàng, dỡ hàng đúng thời hạn.
Nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu tăng mạnh trở lại sau thời gian dài hạn chế các nhu cầu do cách ly chống Covid-19. Nay các công ty bắt đầu nhận đơn và các kho hàng bắt đầu đầy ắp, nhu cầu vận chuyển quốc tế trên biển cũng bắt đầu sôi động trở lại. Làn sóng nhập hàng hóa từ châu Á về Mỹ tăng nhanh gây tắc nghẽn tại các cảng ở Bờ Tây, khiến tình trạng thiếu hụt container thêm nghiêm trọng và cước vận tải biển tăng.
Khối lượng container được xử lý tại các cảng Los Angeles và Long Beach, bang California, cửa ngõ nhập khẩu hàng hóa từ châu Á của Mỹ, đã tăng 80% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, những gián đoạn – từ vụ tắc kênh đào Suez hồi cuối tháng 3 cho tới tình trạng tắc nghẽ tại các cảng biển – đã dẫn tới tình trạng giao hàng chậm và chi phí gia tăng đối với các công ty xuất nhập khẩu. Các hãng vận tải biển hưởng lợi lớn?.
Drewry World Container Index (DWCI) là chỉ số giá cước vận tải biển bao trùm 8 tuyến chính trên toàn cầu. Toàn bộ chỉ số tăng 2% trong tuần qua, lên mức 6.257 USD, cao hơn 293% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất kể từ khi chỉ số này được theo dõi lại năm 2011.
Cuối tháng 3 vừa qua, chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc sang Bờ Tây tăng lên mức 5.000 USD, cao hơn 250% so với cùng kỳ năm 2020, trong bối cảnh thiếu hụt container. Chi phí vận tải từ châu Âu đến Bờ Tây lên gần gấp đôi.
Công bố ngày 27/5, Drewry World Container Index cho thấy cước vận chuyển một container với kích thước 40 foot từ Thượng Hải sang Rotterdam đã tăng lên mức 10.174 USD, cao hơn 3,1% so với cách đây 1 tuần và tăng 485% so với cùng kỳ năm ngoái.
10.000 USD là chi phí vận chuyển một thùng container chứa hàng hoá bằng đường biển từ châu Á sang châu Âu trở thành một con số kỷ lục, cho thấy khó khăn mà các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đang phải đối mặt trong lúc các chuỗi cung ứng bị kéo căng.
Hiện tại, cước phí đến Nam Mỹ và Tây Phi cao hơn bất kỳ khu vực thương mại nào khác. Vào đầu năm 2021, giá cước vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Nam Mỹ đã tăng 443% so với 63% trên tuyến đường giữa châu Á và bờ biển phía đông Bắc Mỹ.
Giá của các container là dấu hiệu cho thấy sự khan hiếm đang diễn ra. Một chiếc container mới có hiện có giá là 3.500 USD cho mỗi đơn vị tương đương CEU (thước đo giá trị của một container là bội số của một container hàng khô 20 feet) so với 1.800 USD vào đầu năm 2020 và 2.500 USD vào cuối năm 2020. Sự tăng giá gần đây đã diễn ra mạnh mẽ hơn trên thị trường container đã qua sử dụng. Container xChange báo cáo rằng giá container đã qua sử dụng ở Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi từ 1.299 USD / CEU vào tháng 11 lên 2.521 USD/CEU vào tháng 3.
Một lý do khác khiến số lượng container không thể dồi dào hơn, theo Page, là do các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc không mở rộng năng lực sản xuất hơn nữa. Do vậy, tình trạng thiếu hụt container vẫn sẽ tiếp tục kéo dài đến đầu năm 2022.
Chu Văn